logo
logo

Mua bán Cá dĩa size nhỏ, Cá dĩa đẹp giá RẺ trên Toàn Quốc

Kỹ thuật nuôi cá Dĩa lên màu đẹp, sinh sản tốt cho dân mê giống cá quý khá hiếm hoi

Cá Dĩa là một trong những loại cá cảnh được đánh giá đẹp nhất trong những loài cá cảnh nước ngọt, chúng có ngoại hình bắt mắt và màu sắc tươi tắn nên được giới chơi cá ưa chuộng. Tuy nhiên, việc nuôi và chăm sóc cá Dĩa không phải dễ, mà giống cá này được xếp vào loại khó nuôi nhất hiện nay.

1. Xuất xứ giống cá dĩa

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ - Quê hương của nhiều loài cá độc lạ và đẹp. Cá Dĩa có hình dạng tròn như chiếc đĩa, rất đẹp mắt với miệng nhỏ, mang nhỏ, tính cách hiền lành và sống theo bầy đàn. Tại Việt Nam, cá dĩa là loài quý hiếm, được du nhập vào nước ta ở những năm 2000, có giá rất đắt đỏ khi mới nhập về. Sau đó do những nỗ lực phát triển, nhân giống của những nghệ nhân chơi cá, dần dần loài cá này xuất hiện nhiều hơn nhưng vẫn còn rất hạn chế.

Cá dĩa có nguồn gốc từ Nam Mỹ

2. Đặc điểm sinh học của cá dĩa

2.1. Ngoại hình cá Dĩa với hoa văn bắt mắt

Cá Dĩa có hình tròn, dẹp ngang, màu sắc khá đa dạng với nhiều đốm hoa văn trên cơ thể. Đầu ngắn, mắt lớn và linh động, các vi phát triển, vi ngực và vi đuôi là những tia vi mềm. Thân của cá trơn láng, đường bên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang tới giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân tới cuống đuôi.

Trên thân có nhiều sọc đứng, tùy theo loại mà các sọc này có số lượng và độ đậm nhạt khác nhau.

2.2. Tính cách hiền lành của cá Dĩa

Đây là loại cá được đánh giá có tính cách rất hiền lành, bản tính ôn hòa và thường sống theo bầy đàn.

2.3. Khả năng sinh sản của cá Dĩa

Tuổi sinh sản của cá Dĩa khoảng từ 10-12 tháng tuổi, trong thời kỳ phát dục cá có màu sắc sặc sỡ. Cá mái thường hung hăng hơn cá trống và cắn vào cá trống để báo hiệu đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Đôi khi cả hai con bơi sát vào nhau, đầu hướng lên trên thỉnh thoảng giật đuôi về đối phương.

Đối với cá Dĩa không có đặc điểm nào đáng tin cậy trong việc phân biệt cá đực cái, chỉ tới khi giai đoạn sinh sản mới có thể phân biệt được giới tính dựa trên hình dạng của gai sinh dục. Gai sinh dục của cá đực thì ngắn và nhọn hơn, trong khi cá mái thì dài và cùn hơn.

Ngoài ra, có thể phân biệt cá đực và cá cái qua đặc điểm như: Vây đực thường có hình dạng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ xuống, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ. Cá cái thường nhỏ hơn cá đực, đầu thẳng, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ, cá cái thường nhỏ hơn cá đực, đầu thẳng, phần bụng phía sau vây dưới thằng theo chiều cong của toàn bộ bụng cá.

Trước khi cá Dĩa đẻ vài ngày, sẽ có hiện tượng rung mình, rung toàn thân, xếp vây lại, đôi lúc đứng yên tại chỗ và ít bắt mồi. Khi cá cái để theo chiều dọc của giá thể, cá đực cũng theo hướng đó tiết tinh thụ tinh cho trứng, trong tự nhiên, giá thể cho cá để có thể là thực vật thủy sinh có lá to, hoặc những tảng đá ở tầng đáy.

Sức sinh sản của cá Dĩa khoảng 200 - 9800 trứng tùy theo độ tuổi, đối với lần sinh sản đầu tiên, cá Dĩa chỉ đẻ khoảng 150-200 trứng và khả năng giữ con cũng rất kém. Cá Dĩa có thể sinh sản quanh năm nhưng vào mùa lạnh thì đẻ ít hơn.

2.4. Cách nhận biết cá Dĩa thuần chủng hay không

Cá Dĩa có hai loại chủ yếu là cá dĩa hoang và cá dĩa thuần chủng, một chú cá Dĩa trưởng thành có chiều dài từ 15-20cm. Cá dĩa có rất nhiều giống khác nhau, được phân loại dựa theo màu sắc và hoa văn trên cơ thể.

Nhận biết cá dĩa thuần chủng

Những chú cá Dĩa có hoa văn như những chùm bông màu xanh người ta gọi là cá bông xanh, cá có màu đỏ tươi được gọi là cá đỏ, hoặc những chú có hoa văn như con beo thì gọi là cá da beo, mắt đỏ sẽ gọi là cá Albino,

3. 7 loại cá dĩa đẹp phổ biến, có tập tính sống ôn hòa

3.1. Cá đĩa Albino

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2000, cá dĩa Albino là một loại cá dĩa mới nhất hiện nay, đem theo một cơ thể với màu trắng và màu mắt đỏ đặc trưng, giống cá Albino còn được gọi như một dạng bạch tạng ở loại cá dĩa, cá có sức đề khác khá yếu bởi cơ thể đặc trưng của chúng.

Còn được gọi là cá bạch tạng, đây là thuật ngữ được chỉ chung cho các chứng bẩm sinh rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, như thế nào là bạch tạng thì có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề bạch tạng ở cá cảnh.

3.2. Cá dĩa Thái

Còn gọi là cá Nâu đây là loài cá cảnh đẹp có tên khoa học là Scatophagus argus, được biết đến với đặc điểm nổi bật đó chính là những đốm đen trên thân, chúng chính vì thế nên nếu thoạt nhìn sẽ khá giống với da của những chú báo, do đó nhiều người còn hay gọi là cá da beo. Phần đầu của chúng đặc biệt có con nhô cao và gù nhẹ.

3.3. Cá dĩa da beo

Đúng như tên gọi, cá dĩa da beo có những đốm màu rất thú vị, tất nhiên, ngoài đốm màu ra, loài cá này còn có một biến thể khác cao cấp hơn gọi là cá dĩa da beo. Thay vì có đốm màu đơn thuần, phiên bản cao cấp sẽ có những đốm sọc đứt quãng vô cùng lạ mắt.

3.4. Cá đĩa đỏ

Cá dĩa đỏ được lai tạo từ cá dĩa bồ câu và cá dĩa nâu, những chú cá dĩa đỏ này có màu đỏ rất rực rỡ bao trọn toàn thân. Chúng là loài cá Dĩa đẹp của đại dương, cũng là loại được ưa chuộng nhất trong những dòng cá dĩa hiện nay.

3.5. Cá đĩa xanh

Loại cá đĩa xanh lục có đặc điểm nổi trội, dễ phân biệt nhất là cơ thể của chúng sặc sỡ sắc màu. Mình cá có sọc xanh lá và vàng xen kẽ lẫn nhau, điểm xuyết các đốm đỏ dọc theo quanh thân, đôi khi là các sọc đen ở quanh mắt.

3.6. Cá dĩa bồ câu

Có tên khoa học là Pigeon Blood Discus, đây là loại cá được lai tạo vào những năm 1991, bởi một nhà nhân giống người Thái. Cá dĩa bồ câu có thân hình màu trắng sáng hay màu kem, những họa tiết đan lưới màu đỏ tươi kết hợp với đuôi màu đen. Thế hệ mới nhất của cá dĩa này có thân màu trắng, đỏ nổi bật hơn, màu đen của đuôi cũng sẽ mờ dần nhạt hơn.

3.7. Cá đĩa vàng

Khác biệt với các loài cá dĩa sặc sỡ khác, loài cá dĩa này có một màu vàng sáng toàn thân, ẩn hiện trên cơ thể là các sọc trắng mờ, mắt đỏ, vây gần như trong suốt.

4. Kinh nghiệm chăm sóc cá dĩa lên màu đẹp, sinh sản tốt

4.1. Nước hồ cá

Cần phải chuẩn bị dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dụng để lọc nước có thể dùng cát, sỏi, than hoạt tính, sao cho nước trong bể nuôi phải đạt chỉ tiêu độ trong từ 1m5 - 4m5. Độ mặn trong nước không được cao 10-50ms.

Nhiệt độ thích hợp nhất cần đảo bảo:

  • Đối với cá dĩa bột mới sinh đảm bảo 27 độ C đến 30 độ C.
  • Đối với cá dĩa 7-9 tháng tuổi đảm bảo 25 độ C đến 27 độ C.
  • Thường xuyên đo nhiệt độ nước để điều chỉnh kịp thời nếu nhiệt độ thay đổi.

Độ PH trong giới hạn cho phép:

  • Cá dĩa mới nở thích hợp độ PH = 6.5 - 7.5
  • Cá dĩa trưởng thành PH: 6 - 6.8
  • Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: PH: 5.5 - 6.5
  • Trường hợp nước không đủ độ PH thì dùng bình sục khí để tăng cường chỉ tiêu này.

Độ dH phải luôn ở mức phù hợp:

  • Cá dĩa mới nở dH = 5 - 10.
  • Cá dĩa trưởng thành dH: 10 - 15
  • Cá dĩa mái nuôi để ươm giống dH=5 - 6.

4.2. Thức ăn cho cá Dĩa

Loài cá này có dạ dày đặc biệt, phân nhánh và có vách dày. Ruột cá dĩa tương đối ngắn, miệng nhỏ và răng hàm gồm một hàng những gai nhỏ hình chóp, từ những đặc điểm trên có thể nhận diện được rằng cá Dĩa là loài ăn động vật.

Sau khi nở cá con sẽ bám và ăn các chất nhờn trên cơ thể cá bố mẹ, giai đoạn này kéo dài từ 12 - 14 ngày, lúc này cá Dĩa con có thể ăn được các thức ăn tự nhiên. Cá từ 3 tuần tuổi trở lên có thể ăn được các loại thức ăn như trùn chỉ, tim bò, lăng quăng, ròng ròng.

Thức ăn cho cá Dĩa cần phải được thay đổi thường xuyên, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng và sự lên màu của cá vì màu sắc của cá Dĩa phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn và môi trường nuôi.

Ngoài các loại thức ăn trên, trong quá trình nuôi cũng cần bổ sung thêm các loại vitamin như Vitamin A, D, nếu thiếu các loại vitamin này có thể bị một số bệnh như kém ăn chậm phát triển, màu sắc nhợt nhạt xương bị giòn và mang bị tai biến.

4.3. Đèn hồ cá

Thông thường trang trí hồ cá trong nhà có nhược điểm lớn nhất là bị thiếu sáng, sử dụng đèn trong hồ cá vừa có thể làm đẹp, vừa tiện để tìm mồi khi đêm đến. Người chơi cá nên chọn loại đèn phù hợp mang lại nguồn sáng tự nhiên để cho cá phát triển.

Hồ nuôi cá dĩa

Đèn để được trong nước nhất là trang trí hồ cá chỉ để được loại đèn có điện áp từ 12V - 24V để đảm bảo an toàn. Cá cảnh rất nhạy cảm nên cần chú ý cẩn thận trong mọi bước setup, cần chọn đèn có công suất thấp giúp cá sinh trưởng và phát triển bình thường như đang trong điều kiện tự nhiên.

4.4. Kỹ thuật sinh sản cho cá Dĩa

Cá Dĩa đẻ trứng và trứng cá sẽ nở thành con sau khoảng 60 giờ, sau khi nở, cá con vẫn sẽ bám trên giá thể và phải tới 2-3 hôm sau mới bám lên cơ thể của bố mẹ chúng.

Đây là giai đoạn nhạy cảm và cá dĩa con khá khó nuôi, chính vì vậy, tốt nhất bạn không nên thay nước cho hồ cá hoặc nếu có thay hãy thay với số lượng it, phải đảm bảo nhẹ tay. Nếu không, cá bố và cá mẹ có thể ngay lập tức ăn cá con.

Đèn chiếu sáng cho bể cá nên để 24/24 sau khoảng 10-15 ngày tùy thuộc vào sự phát triển của cá con mà có thể tách cá bố mẹ và cá con ra khỏi nhau. Sau khi tách khỏi cá con, cá dĩa bố mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi khả năng sinh sản. Hơn nữa, cá con cũng cần được đảm bảo những điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển.

5. 3 bệnh thường gặp ở cá dĩa

5.1. Bệnh cá Dĩa bị tiêu đen

Biểu hiện của bệnh này đó là cá có những đốm đen ly ti có phải bệnh và có ảnh hưởng tới sức khỏe của cá Dĩa, nguyên nhân chủ yếu do sử dụng đèn chiếu sáng quá mạnh, ánh sáng không phù hợp.

Để hạn chế cá bị mắc phải hiện tượng trên, bạn nên chỉ sử dụng ánh sáng vừa phải để chiếu cho bể cá, mức sáng nhẹ, giảm thời gian chiếu sáng bạn nên chiếu ánh sáng xanh, hồng thay vì trắng. Nên cho một lượng muối vừa phải vào bể cá, nó vừa có tác dụng diệt khuẩn, phòng bệnh, vừa hạn chế tiêu đen trên thân cá.

Khi cá đã bị tiêu đen hay đen vây rồi thì sẽ không còn cách nào để giảm các đốm đen này. Cá bị như trên là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không phải do mắc bệnh tật, nguyên nhân chính là do chiếu sáng. Nó chỉ làm giảm vẻ đẹp của cá chứ không ảnh hưởng tới sức.

5.2. Bệnh cá Dĩa bị đục mắt

Quan sát cá dĩa bị đục mắt, bạn sẽ thất mắt có màng trắng đục bao quanh, nếu để lâu không chữa trị cá có thể bị sưng mắt, nặng hơn là mù mắt. Nguyên nhân thường gặp nhất là do môi trường nước bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn thừa còn sót lại, hệ thống lọc không hiệu quả, do người chơi ít thay nước hoặc do thức ăn tươi sống bị nhiễm khuẩn.

Cách chữa: Cách chữa trị tốt nhất cho các đĩa là bạn mua thuốc Tetraciline 500mg pha loãng 2 viên đổ vào hồ. Bên cạnh đó, cũng cho thêm một ít muối hột, và hạn chế dùng máy lọc, máy oxy. Khoảng 1 ngày sau đó, hãy thay một nửa lượng nước trong hồ và pha thêm một viên Tetraciline 500mg và một ít muối hột. Thực hiện tương tư cho 1 ngày sau đó hoặc cho đến khi cá đỡ hơn.

5.3. Bệnh cá Dĩa bị đốm trắng

Bệnh đốm trắng do một loại nấm gây ra, trên thân cá đĩa xuất hiện màn trắng, cá bệnh nấm trắng ít hoạt động hơn so với thường ngày, thậm chí hay tụ lại một góc hồ và có thể bị đen.

Cách chữa: Trị bệnh đốm trắng cho cá Đĩa bằng cách pha một chén muối ăn vào thau nước nhỏ, vớt em cá Đĩa bị bệnh ra thau, và thấm nước muối thoa vào chỗ bị đốm trắng, bạn thực hiện vài lần rồi thả cá vào hồ trở lại. Bên cạnh đó, an hem cần thay hết toàn bộ 100% nước trong hồ để không còn mầm bệnh trong nước.

6. Cá dĩa giá bao nhiêu? Giá tham khảo các loại cá dĩa đẹp

Cá Đĩa bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, màu sắc, nguồn gốc, xuất xứ. Dưới đây là giá một số dòng cá Dĩa phổ biến được ưa chuộng nhất Việt Nam:

Giá cá Dĩa bồ câu

Kích thước cá Dĩa Bồ Câu
Giá bán cá Dĩa bồ câu
6 - 8 cm
140.000 - 150.000đ/con
9 - 10cm
180.000 - 200.000đ/con
>10cm
210.000 - 300.000đ/com
8 - 10cm
200.000 - 220.000đ/con

Giá cá Dĩa Đỏ

Kích thước cá Dĩa đỏ
Giá bán cá Dĩa đỏ
Kích thước 6 - 8cm
200.000 - 210.000đ/con
9 - 10cm
210.000 - 260.000đ/con
>10cm
250.000 - 400.000đ/con
8 - 10cm
370.000 - 470.000đ/con

Giá cá Dĩa Xanh

Kích thước cá Dĩa xanh Giá bán
6-8cm
150.000 - 160.000đ/con
9-10cm
170.000 - 180.000đ/con
>10cm
190.000 - 300.000đ/con
  • Cá Dĩa Bông Hồng loại 8-10cm giá giao động từ 200.000 - 300.000 đ/con.
  • Cá Dĩa Vàng Chanh kích thước 8-13cm giá từ 220.000 - 350.000 đ/con.

7. Nơi bán cá dĩa giá rẻ

Bạn đang muốn mua cá Dĩa giá rẻ? nhưng không biết nên mua ở đâu để có nhiều sự lựa chọn hơn cho bạn? Hãy truy cập vào Chợ Tốt, tại đây bạn có rất nhiều sự lựa chọn để có thể chọn cho mình những chú cá Dĩa đẹp, với giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu của bạn.

Mua cá dĩa giá rẻ ở Chợ Tốt

Hơn nữa, các tin giao bán ở đây được Chợ Tốt kiểm duyệt kỹ càng trước khi hiển thị, vì thế sẽ giúp cho các bạn hạn chế tối đa những rủi ro trong mua bán tại Chợ Tốt.

8. Hướng dẫn bán và mua cá dĩa ở chợ tốt an toàn nhất

Để có thể mua cá Dĩa giá rẻ, bạn truy cập vào Chợ Tốt, sau đó tìm các tin đăng, hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin mà người bán đăng, từ đó có thể lựa chọn được những chú cá phù hợp với bạn. Tiếp đó hãy liên hệ với người đăng để xem cá, chú ý nên chọn những bài đăng có địa điểm gần chỗ bạn ở đó dễ dàng trong việc kiểm tra và gặp mặt người bán.

Nếu bạn muốn bán cá Dĩa, bạn cũng truy cập vào Chợ Tốt, sau đó đăng ký tài khoản và đăng tin rao bán, để tin rao bán của bạn nhanh được duyệt. Hãy chụp hình chú cá của bạn, tiếp đó là điền đầy đủ các thông tin liên hệ để người bán có thể liên hệ nhanh với bạn.

Chúc bạn có được những giao dịch thành công tại Chợ Tốt.