Mèo bị co giật phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Tham gia từ: 1 year trước

17/09/2022

Mèo bị co giật là tình trạng không hiếm gặp với những người nuôi mèo. Khi mèo xuất hiện các triệu chứng có giật chứng tỏ chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở mèo. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý hiệu quả khi mèo bị co giật.

Mèo bị co giật có những triệu chứng nào?

Co giật ở mèo xảy ra khi một vùng não hoạt động không bình thường. Cơ thể co giật dữ dội là phản ứng tự nhiên khi não mèo mất chức năng điều khiển. Co giật ở mèo có thể chia thành co giật toàn thể hoặc co giật khu trú.

Với co giật toàn thể, toàn bộ vỏ não của mèo đều không thể kiểm soát dẫn đến toàn cơ thể co giật. Còn co giật khu trú chỉ do một phần trong vỏ não gây ra và ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định trên cơ thể mèo.

Những triệu chứng thường gặp khi mèo bị co giật như sau:

  • Đồng tử giãn nở mạnh, không có tiêu cự
  • Mèo đánh đuôi loạn xạ, đập mạnh vào đồ vật xung quanh và sàn nhà.
  • Chảy nhiều nước dãi
  • Thái độ hung dữ, mất kiểm soát
  • Dễ dàng tấn công người nếu bị đụng chạm

Nguyên nhân gây ra co giật ở mèo

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mèo bị co giật.

Mèo bị trầm cảm

Mèo bị trầm cảm tức là chúng đang có vấn đề về tâm lý, do đó không thể điều khiển hành vi một cách bình thường. Khi mèo mắc bệnh trầm cảm nhẹ, cơ thể có thể phản ứng bằng cách lên cơn co giật. Triệu chứng thường thấy là mèo ngủ nhiều, mèo bị co giật khi ngủ, lười biếng và không thích ăn.

Mèo mệt mỏi
Mèo bị trầm cảm có thể gây ra triệu chứng co giật

Khi có sự thay đổi về môi trường sống như chuyển nhà, đổi chủ nhân, gia đình có thể thành viên mới… bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chú mèo nhà mình. Những sự thay đổi này có thể khiến mèo bất an, không ổn định về tâm lý, dẫn đến trầm cảm và gây nên những cơn co giật.

Mèo mắc một số bệnh lý

Các vấn đề liên quan đến bệnh lý cũng là nguyên nhân thường gặp khiến mèo co giật. Hai chứng bệnh phổ biến nhất là hội chứng Hyperesthesia và động kinh. Cả hai bệnh lý trên đều liên quan đến hệ thống thần kinh của cơ thể mèo.

Hội chứng Hyperesthesia hay còn gọi là hội chứng rối loạn cảm giác. Những chú mèo mắc phải bệnh này sẽ rất nhạy cảm khi bị chạm vào người, đặc biệt là vùng lưng. Mắc phải chứng bệnh này mèo sẽ không thể bình tĩnh khi được bế hay cưng nựng mà thường trở nên hung dữ, la hét.

Triệu chứng của hội chứng Hyperesthesia khá giống với chứng ám ảnh cưỡng chế ở mèo. Tuy nhiên, ám ảnh cưỡng chế thường là hội chứng bẩm sinh còn Hyperesthesia lại là bệnh có thể mắc khi mèo đã trưởng thành. Chính vì quá nhạy cảm nên mèo không thể kiểm soát cơ thể của mình và dễ lên cơn co giật bất ngờ.

Động kinh là phản xạ tự nhiên của não bộ để bảo vệ cơ thể khi bị nhiễm ký sinh trùng hay ngộ độc. Triệu chứng của bệnh động kinh bao gồm co giật, xuất hiện ảo giác, mất ý thức, bị teo cơ, nhiều hành vi phá phách… Mèo bị co giật chảy dãi là hình ảnh thường thấy khi mèo bị động kinh.

Mèo bị co giật do trúng gió

Cũng giống như con người, cơ thể mèo bị trúng gió độc cũng có thể bị ốm, tình trạng nghiêm trọng sẽ bị co giật. Biểu hiện của mèo khi bị co giật do trúng gió là kêu rú khác thường, chạy loạn, cơ thể run rẩy liên tục. Mèo bị trúng gió quá nặng còn có thể dẫn đến tử vong

Mèo bị co giật
Mèo bị trúng gió độc cũng có thể xuất hiện tình trạng co giật

Mèo bị co giật do bọ chét

Cơ thể mèo không được vệ sinh sạch sẽ có thể xuất hiện các ký sinh trùng như bọ chét, ve, rận… Những ký sinh trùng này sẽ cắn và hút máu trên da mẹo, tạo thành những vết thương gây viêm nhiễm, sưng tấy, ngứa ngáy. Mèo bị co giật chân sau do bọ chét cần được xử lý kịp thời để không làm mèo khó chịu.

Mèo bị co giật do ngộ độc thực phẩm

Mèo là loài động vật có tính tò mò, thường hay lục lọi đồ vật nên có thể sẽ ăn nhầm thứ gì đó dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Mèo bị co giật sùi bọt mép, đồng tử co giãn, cơ thể cứng đơ là những biểu hiện của tình trạng co giật do ngộ độc. Sức khỏe của mèo tùy thuộc vào lượng thức ăn và tác hại của chất độc.

Các giai đoạn mèo bị co giật

Một cơn co giật của mèo được chia thành 3 giai đoạn là tiền co giật, co giật và hậu co giật. 

  • Tiền co giật: Đây là giai đoạn trước khi cơn co giật chính thức bắt đầu. Nếu bạn thường xuyên chăm sóc mèo thì có thể nhận thấy rõ một số thay đổi ở mèo như bồn chồn, thường xuyên mất tập trung.
  • Co giật: Giai đoạn mèo co giật có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Đi kèm với đó là những triệu chứng như la hét, chảy nước dãi, cào cấu xung quanh.
  • Hậu co giật: Đây là giai đoạn sau khi cơn co giật kết thúc. Lúc này mèo thường trở nên bối rối, lo âu và chán nản. Đôi khi chúng chạy loạn khắp nhà, va vào các đồ vật khác nhau, đôi khi chúng ngủ rất nhiều.

Hướng dẫn xử lý khi mèo bị co giật

Khi mèo bị co giật phải làm sao? Cần xác định chính xác nguyên nhân mới có thể tìm ra phương án trị liệu hợp lý. Tuy nhiên đây là công việc cần có chuyên môn, bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán. Việc bạn cần làm là cố gắng ghi nhớ quy luật, thời gian và biểu hiện khi mèo co giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ.

Mèo bị co giật
Đưa mèo đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị khi lên cơn co giật

Trong quá trình đưa mèo đến bệnh viện cần đảm bảo mèo không làm tổn thương người xung quanh và tổn thương chính mình. Hãy cố gắng xoa dịu mèo, để mèo ở không gian an toàn. Bạn có thể bọc mèo trong chăn mềm để tránh trường hợp mèo cào cấu, mất phương hướng.

Cần đưa mèo đến bác sĩ thú y càng nhanh càng tốt để mèo được điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân như ngộ độc, trúng gió độc… có thể gây ra tình trạng nguy kịch ở mèo. Ngoài ra, mèo co giật thời gian càng dài càng mất nhiều oxy, khó thở và khó điều tiết cảm xúc.

Mèo bị co giật có cần dùng thuốc kiểm soát co giật không?

Khi mèo co giật ở mức độ nghiêm trọng và đã được sự đồng ý của bác sĩ bạn có thể cho mèo dùng thuốc kiểm soát co giật. Thuốc dùng cho co giật khi khẩn cấp là Phenobarbital, Diazepam (Valium) hay Bromide (KBr). Có thể sử dụng kết hợp Bromide (KBr) với Phenobarbital hoặc sử dụng độc lập.

Mèo bị co giật
Có thể sử dụng thuốc kiểm soát co giật khẩn cấp khi được sự đồng ý của bác sĩ

Khi mới sử dụng thuốc co giật, mèo sẽ ngừng các cơn co giật lại nhưng sẽ lảo đảo khi di chuyển. Lúc này bạn cần để mèo nghỉ ngơi, không để mèo hoảng sợ hay bị kích động. Sau khi cho mèo dùng thuốc kiểm soát co giật hãy đưa mèo đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân mèo bị co giật và cách xử lý khi gặp tình trạng này ở mèo mà Chợ Tốt chia sẻ đến bạn. Hy vọng những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn đọc chăm sóc những chú mèo nhà mình tốt hơn. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu mua bán mèo thì hãy truy cập ngay vào Chợ Tốt để chọn được một người bạn đáng yêu.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm