Kinh nghiệm sử dụng điện thoại bền bỉ nhiều năm

Tham gia từ: 7 years trước

22/05/2015

Điện thoại thông minh (smartphone) sở hữu sức mạnh kết nối, có nhiều chức năng hơn hẳn điện thoại truyền thống. Tuy nhiên đổi lại dòng sản phẩm này thường bị đánh giá mong manh, dễ vỡ, hay hỏng hóc. Do sử dụng nhiều năng lượng, pin của smartphone cũng không thể đủ mạnh duy trì năng lượng cho bộ máy lâu như điện thoại thường (dù dung lượng cao hơn).

Tuy nhiên nếu biết cách bảo quản và sử dụng thông minh, bạn vẫn biến nó thành một chiếc điện thoại bền bỉ. Sau đây là những lưu ý khi dùng điện thoại.

Dùng pin điện thoại đúng cách

Ngoại trừ các dòng chuyên biệt điện thoại pin bền nhất trên thị trường, người dùng vẫn có thể thoải mái sử dụng smartphone mà không lo vấn đề hao pin, hỏng pin.

Nắm rõ các qui tắc sạc để không chai pin. Ảnh: http://seniortravel.about.com/
Nắm rõ các qui tắc sạc để không chai pin là kinh nghiệm sử dụng điện thoại hiệu quả

Hãy nắm rõ các quy tắc sạc pin như không đợi đến lúc pin hết mới sạc, hạn chế vừa sạc vừa dùng, không để sạc quá lâu sau khi pin đầy… Bên cạnh đó, hãy tắt hết các chương trình chạy ngầm không cần thiết, hoặc tắt ứng dụng ngầm (như khi vừa mở Facebook, vừa mở Viber, vừa chơi game chưa thoát…).

Bạn cũng nên thỉnh thoảng tắt hẳn điện thoại một thời gian ngắn để tạo quãng nghỉ ngơi cho máy móc.

Các vấn đề này bạn có thể tìm hiểu trên các website về công nghệ, diễn đàn mua bán, chia sẻ kinh nghiệm, rao vặt TPHCM, Hà Nội để nắm rõ.

Điện thoại cũ hàng xịn, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Bảo quản điện thoại

Cách nhanh nhất để một chiếc điện thoại hư hỏng là… để nó rơi rớt xuống đất. Mặc dù đây là điều hiển nhiên ai cũng biết, song dường như ít người cảm nhận được tầm quan trọng của nó.

Điện thoại bền nhất là chiếc điện thoại cần được bảo quản kỹ càng. Không nên đặt hờ hững chiếc điện thoại chính hãng của bạn trên bàn, cũng như đặt tại những địa điểm có độ cao. Không để điện thoại gần chỗ có nhiệt độ quá cao, vì nhiệt điện rất nhạy cảm với sự hoạt động của các vi mạch bên trong. Ngoài ra, tất nhiên đừng quăng điện thoại lung tung, tránh bị trầy xước và bị các vật khác đè lên, cũng tuyệt đối không nghe điện thoại ngoài trời mưa.

Muốn điện thoại bền, hãy hạn chế va chạm vật lý - Ảnh: dienmay.com
Muốn điện thoại bền, hãy hạn chế va chạm vật lý – Ảnh: dienmay.com

Khi mang điện thoại bên mình, nên lưu ý không chứa trong những chiếc túi quá chật. Nhiều người dùng thích thiết kế mỏng, nhưng nó cũng đồng nghĩa khung điện thoại yếu, dễ cong, biến dạng.

Ngoài ra điều đầu tiên nên làm sau khi mua điện thoại là hãy trang bị miếng dán màn hình. Dù rằng các nhà sản xuất vẫn chú trọng phần mặt kính của smartphone, thiết kế chống trầy, nhưng gần như không ai hưởng lợi quá nhiều từ việc này cả. Bạn cũng nên sử dụng case dạng viền quanh thân máy để hạn chế va đập, giúp điện thoại bền bỉ hơn.

Miếng dán màn hình hay case như vừa nêu rất đa dạng về chất lượng, kiểu dáng. Bạn có thể lên các web rao vặt về linh kiện điện tử TPHCM để tham khảo những mặt hàng này.

Vệ sinh điện thoại

Đừng quá vô tâm với chiếc điện thoại của mình. Những khe cắm, loa, nếu để bị bụi bám lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, và thậm chí làm hư phần cứng.

Hãy chăm sóc nếu muốn điện thoại bền - Ảnh: tttd.vn
Hãy chăm sóc nếu muốn điện thoại bền

Nguyên bản là tốt nhất

Là tín đồ công nghệ hay không, bạn vẫn hay bị hấp dẫn với những lời khuyên như “cái thêm phần mềm này hay lắm, tiết kiệm pin, tăng tốc máy”, hoặc “nâng cấp hệ điều hành lên cao đi, sử dụng được nhiều tính năng hơn”… tuy nhiên với người am hiểu nhất, một chiếc điện thoại sinh ra luôn phải là chính nó, với các chỉ số khớp nhau.

Cũng như câu “đỉnh cao của dân độ xe là… không độ gì cả”, chiếc điện thoại bền nhất là chiếc điện thoại nguyên mẫu cứ thế mà dùng.

Các chương trình tiết kiệm pin hoặc tăng tốc thực tế cũng xài tài nguyên trong điện thoại của bạn. Còn chuyện “nâng cấp hệ điều hành” luôn là sai lầm khi nó lúc nào cũng kéo theo hàng đống rắc rối, bị lỗi do cấu hình không tương thích.

Bên cạnh đó, những chiếc smartphone luôn đa dạng sắc màu với những tấm ốp lưng. Có điều, không phải cứ ốp lưng là tốt.

Rất nhiều loại smartphone cấu trúc nguyên khối như iPhone chẳng hạn, hoặc sinh nhiệt quá nhiều trong lúc hoạt động. Những tấm ốp lưng không tốt có thể sẽ làm nóng máy, ảnh hưởng đến kết cấu bên trong. Vì vậy, khi lựa chọn ốp lưng bạn phải cân nhắc, và hạn chế sử dụng nó quá thường xuyên (trừ trường hợp đi phượt, đi chơi có nguy cơ rớt điện thoại cao).

|| Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
1. Nguyên nhân iPhone bị nóng và làm thế nào để khắc phục hiệu quả?
2. Điện thoại bị nóng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Cũng rất nhiều người đi phủ nano cho điện thoại, song không ai biết nguồn gốc của loại nano này, và ảnh hưởng của nó đến điện thoại như thế nào.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm