“Cấp cứu” điện thoại rơi xuống nước tỉ lệ sống cao

Tham gia từ: 7 years trước

08/05/2015

Có thể do sơ ý mà bạn làm điện thoại bị rơi xuống nước trong thời gian ngắn, chẳng hạn như bỏ quên trong túi quần và đem quần đi giặt. Hẳn bạn sẽ bối rối không biết làm gì khi điện thoại rơi vào nước.

Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn các bước xử lí kịp thời điện thoại rơi xuống nước để tránh bị đoản mạch trước khi mang ra cửa hàng cho thợ chuyên nghiệp sửa chữa.

Dấu hiệu điện thoại vào nước

Nếu bạn chưa chắc chắn điện thoại bị vào nước hay chưa, vì bạn “chỉ” để điện thoại gần nơi nhiều nước, nơi ẩm mốc, thì hãy thử kiểm tra các dấu hiệu sau đây:

  • Điện thoại rơi xuống nước không lên màn hình, tức là bạn nghe âm thanh thao tác, nghe chuông nhưng màn hình đen thui
  • Điện thoại bị ngấm nước vào màn hình, có dấu hiệu mờ sương, ẩm hơi nước từ mặt kính bên trong
  • Điện thoại rơi xuống nước không lên nguồn, mở không lên, hoặc đang sử dụng thì sập nguồn
  • Các chức năng hoạt động không mượt, cảm giác bị “chập” hoặc cảm ứng bị liệt
  • Loa điện thoại bị rè như vào nước hoặc loa điện thoại rất nhỏ, hay thậm chí không hoạt động
  • Các đầu kết nối như tai nghe, lỗ sạc,… có nước thấm, kết nối bị lỗi.

Nếu có các dấu hiệu trên, hãy áp dụng các bước xử lý điện thoại cảm ứng rơi xuống nước dưới đây rồi mang ra tiệm sửa chữa nhanh nhất có thể nhé!

|| Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
1. Hướng dẫn “cấp cứu” loa điện thoại bị vô nước
2. Loa điện thoại bị nhỏ và cách khắc phục nhanh chóng

Cách xử lý điện thoại cảm ứng rơi xuống nước

Bước 1: Lấy điện thoại ra khỏi môi trường nước

Tất nhiên đây là bước đầu tiên cần phải làm. Sau đó bạn cần nhanh chóng tắt nguồn để tránh các mạch bị chập do nước xâm nhập. Nếu máy đang ở trong tình trạng sạc pin, nhớ cắt nguồn điện từ dây sạc trước khi lấy điện thoại ra khỏi môi trường nước, hãy bình tĩnh nếu không bạn sẽ gặp nguy hiểm như là bị điện giật.

Còn nếu máy của bạn đang ở chế độ tắt nguồn, bạn cũng không nên bật khởi động nếu không khả năng “cấp cứu” sẽ trở nên tồi tệ hơn đấy, trường hợp xấu nhất là có thể bạn sẽ không sử dụng chiếc điện thoại vào nước này nữa.

Bước 2: Nhanh chóng tháo pin, thẻ sim và bàn phím

Sau khi vớt điện thoại ra khỏi môi trường nước bạn hãy đặt chúng lên chiếc khăn khô càng thấm nước càng tốt.

Đối với những điện thoại bàn phím sau khi đã tháo pin, thẻ nhớ và sim, sử dụng tô vít để tháo khung vỏ máy phía ngoài, nhớ tháo cả bàn phím nhé.

Đối với những điện thoại smatrphone thì công đoạn này đơn giản hơn. Chủ nhân hãy dựng máy theo chiều đứng để nước tự dộng chảy xuống theo các khe hở, đồng thời dùng sức của cánh tay, lắc mạnh sang bên trái và bên phải để nước bị bắn ra ngoài.

Đặc biệt, đối với cả hai loại máy, chúng ta không được phép sử dụng máy sấy. Bởi sức nóng và lực gió trong máy thổi nước vào sâu hơn, ngấm vào các vi mạch và làm cho máy nhanh chóng bị hỏng hơn. Nếu điện thoại bị rơi xuống nướcmà bạn dùng cách trên vẫn thấy nước còn đọng lại nhiều thì việc bây giờ là sử dụng khăn giấy, nhẹ nhàng len vào các khe hở để thấm nước. Sau đó, bạn mới có thể sử dụng mấy sấy.

Để tốt hơn, bạn có thể sử dụng máy hút bụi, vì máy hút ngược trở vào nước và các bụi bẩn đang bám trên máy, sẽ khiến cho công cuộc “cấp cứu” của bạn kịp thời hơn.

Dữ liệu cũng được lưu cả trên sim nữa, vì thế, sử dụng khăn giấy khô để lau sim và đặt ngay ra nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp, việc này sẽ giúp bạn lấy lại được danh bạn điện thoại có ở trong sim.

Nước là chất dẫn điện tốt, đặc biệt là nước muối. Chẳng may, chiếc điện thoại của bạn bị rơi xuống nước biển mặn, lưu ý là không được sấy khô hoặc khởi động máy bởi cả hai cách này làm cho lượng muối có trong nước co lại và bám vào vi mạch, dẫn đấn cháy,chập và không thể sửa chữa máy. Lúc này chỉ nên lâu khô lại bằng khăn, có thể dùng máy hút bụi mini để hút các hạt muối này ra.

Bước 3: Hút ẩm

Tham khảo các bước “sơ cứu” điện thoại tại các trang web rao vặt, mẹo vặt – Nguồn: quantrimang.com
Tham khảo các bước “sơ cứu” điện thoại tại các trang web rao vặt, mẹo vặt

Hút ẩm là quá trình xử lý máy làm cho chúng không bị oxy hóa khi điện thoại bị rơi xuống nước. Có rất nhiều cách để hút ẩm cho máy, nhưng cách nhanh chóng hiệu quả và cực kì đơn giản đó là đặt máy vào trong hộp nhựa có đựng gạo.

Bởi những hạt gạo có khả nặng hút ẩm khá cao, do vậy những hơi ẩm còn vương trên các bộ phận của điện thoại bị rơi xuống nước sẽ được gạo hút hết trong 1 đến 2 ngày, để tốt hơn cách khoảng mấy giờ đồng hồ bạn lại trở điện thoại để bảo đảm tất cả các mặt của điện thoại được hút ẩm nhé. Nên hạn chế vùi sâu vào trong thùng gạo vì sẽ khiến có bột cám rơi các các khe của máy làm nghẽn các tĩnh mạch của máy.

Ngoài ra, có những cách để bạn hút ẩm cho điện thoại như đặt máy trên tivi, máy điều hòa hoặc lò vi sóng. Bởi khi các sản phẩm này hoạt động sẽ phát nhiệt kèm thông hơi giúp thoát hơi nước trong điện thoại của bạn nhanh hơn.

Bạn cũng có thể để điện thoại dưới ánh nắng mặt trời, nhưng cách này thật sự không hiệu quả vì chính ánh nắng nóng cũng sẽ tạo ra hơi nước.

Nhiều bạn có sử dụng sản phẩm bóp hơi dùng để thổi bụi cho máy tính, cách này dùng cũng tương đối ổn nhưng không thật sự hiệu quả. Vì làn gió không thể chạm mạnh vào những khe hẹp của máy.

Các loại gói hút ẩm cũng là cách tốt nhưng không thật sự hiệu quả bởi chính những gói hút ẩm đó đã hấp thu một lượng nước nhỏ vào bên trong các hạt. Nếu sử dụng cách này bạn nên kiểm tra ít nhất 5 tiếng 1 lần để chắc chắn rằng các gói hút ẩm vẫn phát huy tác dụng.

Bước 4: Khởi động để kiểm tra máy

Thật vui mừng nếu điện thọai đẹp yêu quý của bạn vẫn hoạt động phải không nào? Sau khi hoàn thành 3 bước trên, kiểm tra lần cuối các khe góc của máy để chắc chắn máy đã khô hoàn toàn. Nếu máy bị vào nước muối thì bạn dùng cồn để lau lại 1 lần cuối phía ngoài để chắc chắn cặn muối đã biến mất nhé.

Cũng có thể sử dụng tăm bôn hoặc khăn khô để lau máy. Sau đó, lắp tất cả các thiết bị bao gồm khung máy, khe sim thẻ nhớ.

Việc khởi động thành công nếu máy chạy dữ liệu và hệ điều hành bình thường. Giả sử trong trường hợp khi đang bật nguồn hoặc sạc pin mà máy phát ra tiếng kêu hoặc có mùi cháy khét thì ngay lập tức bạn phải tắt ổ điện đi nhé.

Còn nếu bật nguồn không lên, sạc pin cũng không khởi động được máy. Thì trường hợp này máy đã bị nhiễm nặng, cần nhanh chóng mang ra cho thợ sửa chuyên nghiệp gần chỗ bạn nhất để có cách khắc phục kịp thời.

Có rất nhiều cửa hàng điện tử gia dụng vẫn xử lý điện thoại bị rơi xuống nướcrất tốt – nguồn: fptshop.com
Có rất nhiều cửa hàng điện tử gia dụng vẫn xử lý điện thoại bị rơi xuống nước rất tốt

Những điều không nên làm khi điện thoại bị vào nước

Như vậy, việc cần làm khi điện thoại rơi xuống nước là bạn phải bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các bước theo tuần tự đã hướng dẫn. Nếu máy của bạn gặp phải các hiện tượng như điện thoại rơi xuống nước không lên màn hình hoặc màn hình đọng sương có nghĩa là hơi nước vẫn còn ở mặt trong của máy, phần này bạn không nên tự tay làm mà cần các dụng cụ chuyên dụng của thợ sửa chữa điện thoại vào nước.

  • Hong khô điện thoại bằng máy sấy tóc, đây là phương pháp “cấp cứu” điện thoại bị vào nước phổ biến nhưng “sai lè” vì khả năng cao nhiệt có thể làm hỏng các bộ phận bên trong điện thoại
  • Lắc điện thoại để văng nước ra, nhưng không, cách làm này sẽ khiến nước văng khắp nơi bên trong điện thoại, giúp tỷ lệ mua điện thoại mới càng cao hơn.
  • Hong khô điện thoại bằng quạt, không phải bằng máy sấy nhưng sức gió của quạt sẽ “giúp” thổi nước lan rộng ra những phần khác.
  • Lau khô điện thoại bằng tăm bông bằng khăn một cách vội vàng, khiến nước vào điện thoại sâu hơn
  • Sạc hoặc sử dụng điện thoại ngay lập tức gây ra chập mạch vì nước còn trong điện thoại.

Nếu đã lỡ làm những cách trên khi điện thoại vào nước, bạn có thể tham khảo các mẫu điện thoại chính hãng, giá rẻ, uy tín đang bán tại Chợ Tốt trong lúc chờ tiệm sửa điện thoại phản hồi nhé!

500.000 đ
4 phút trước Huyện Bình Chánh
2.500.000 đ
6 phút trước Quận Tân Bình

Có thể, quá trình bị oxy hóa nhanh dẫn đến nhiều phần máy bị hỏng, do vậy bạn có thể mua lại các bộ phận đó từ những chiếc máy cùng dòng được bày bán ở các trang mua bán TP.HCM, các trang bán điện thoại cũ hoặc tại chợ điện tử.

Nên nhớ, nước là kẻ thù của điện thoại (trừ các dòng điện thoại không ngấm nước như Vertu). Các cách trên chỉ giúp bạn sơ cấp cứu kịp thời cho chiếc điện thoại bị rơi xuống nước. Nếu sau khi xử lí với những mẹo trên mà vẫn không có kết quả thì bạn nên đem đến trung tâm bảo hành hoặc chỗ sửa điện thoại để điện thoại không bị hỏng hóc sau này.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm