Mèo bị yếu 2 chân sau: Cách nhận biết và phương pháp chữa trị hiệu quả

Tham gia từ: 4 years trước

30/10/2022

Mèo bị yếu 2 chân sau là một trong những tình trạng khiến chúng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và di chuyển. Để tìm được cách điều trị hiệu quả, trước tiên bạn cần phải xác định được nguyên nhân khiến cho chân mèo bị yếu. Hãy cùng Chợ Tốt tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này, từ đó có được phương hướng điều trị hiệu quả thông qua những nội dung tham khảo sau đây.

Nguyên nhân nào khiến mèo bị yếu 2 chân sau?

Cũng giống như các loài sinh vật khác, việc di chuyển và điều khiển của các chi chính là do não bộ, các dây thần kinh, nhóm cơ và cột sống kết hợp. Vậy nên nếu 2 chân sau của mèo bị yếu, thì nguyên nhân ắt hẳn là do những tổn thương ẩn sâu ở những nơi này.

Mèo bị yếu 2 chân sau
Nguyên nhân dẫn đến mèo yếu 2 chân sau

Thông thường, tình trạng yếu 2 chân ở mèo do các rễ thần kinh ở vùng xương cụt hoặc lưng dưới bị tổn thương. Hoặc có thể là do chấn thương xương chân, khớp chân, xương đùi, xương chậu,…

Hai chân sau của mèo có thể bị tổn thương do các trường hợp sau:

  • Mèo bị tai nạn như ngã từ trên cao, bị tông, bị đập hoặc vật nặng chèn vào chân sau.
  • Mèo bị thiếu canxi khiến cho xương chi yếu đi, di chuyển khó khăn hơn.
  • Mèo bị mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp khiến cho sụn yếu và mỏng đi. Nó không chỉ làm cho 2 chân sau của mèo bị yếu, mà còn khiến chúng đau đớn rất nhiều.
  • Mèo bị béo phì, tiểu đường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và xương khớp khiến việc di chuyển khó khăn hơn.
  • Mèo bị tắc nghẽn máu đông làm cho máu không thể lưu thông xuống 2 chân sau.
  • Mèo mắc bệnh thận cũng rất dễ bị yếu hai chân sau.
  • Xương mèo bị nhiễm trùng hoặc viêm các vùng cơ mô quanh cột sống.
  • Mèo bị viêm phúc mạc hoặc ngộ độc botulism.

Cách nhận biết mèo bị yếu 2 chân sau

Mèo bị yếu 2 chân sau
Làm thế nào để phát hiện mèo yếu 2 chân sau?

Mèo yếu 2 chân sau sẽ tùy vào nguyên nhân mà sẽ xuất hiện tình trạng này nhanh hay chậm và có gây đau đớn hay không. Tuy nhiên vì mèo có tập tính giấu bệnh nên thường sẽ chỉ xuất hiện những dấu hiệu mơ hồ. Vậy nên bạn cần phải quan sát thật kỹ để nhận ra những điều bất thường trong thời gian sớm nhất.

Những biểu hiện điển hình có thể kể đến như:

  • Mèo chỉ nằm im và không muốn vận động dù bình thường rất thích chạy nhảy.
  • Mèo đi đứng loạng choạng, không vững vàng và dễ bị ngã.
  • Chỉ di chuyển bằng hai chân trước và kéo lê hai chân sau.
  • Khó kiểm soát và gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
  • Đau đớn, liếm lông phần thân dưới nhiều kèm theo kêu nhiều hơn.

Khi cảm thấy mèo nhà bạn có những dấu hiệu nêu trên, hãy mang bé đi đến những địa chỉ bác sĩ thú y uy tín để thăm khám và điều trị ngay, tránh để lâu sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Phương pháp điều trị khi mèo bị yếu 2 chân sau

Mèo bị yếu 2 chân sau không phải là điều bình thường và cũng không thể tự bình phục, nên bạn không thể tự mình điều trị cho các bé được. Thay vào đó hãy mang mèo đến với các bác sĩ thú y.

Khi đến nơi để thăm khám cho bé, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành thăm khám thông qua các công tác chuyên môn để tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng mèo yếu 2 chân sau, cụ thể:

  • Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu: Thông qua các xét nghiệm sơ bộ như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và lấy dịch tủy sống, bác sĩ sẽ tìm được mèo bị yếu 2 chân sau là do virus, vi khuẩn hay nhiễm độc, nhiễm trùng,…
  • Chụp X-quang: Đối với những bé mèo có dấu hiệu bị chấn thương thì sẽ được sử dụng phương pháp này. Nó còn giúp phát hiện xem cột sống có tổn thương không, có khối u, nhiễm trùng, lệch đĩa đệm, viêm dây thần kinh, đông máu tắc nghẽn,…hay không.
  • Chụp CT, MRI: Nếu chụp X-quang vẫn không thể tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT – MRI để tìm ra những nguyên nhân tiềm ẩn sâu ở trong cột sống và não của mèo.
  • Sinh thiết: Đối với trường hợp tệ nhất khi cả ba phương pháp trên vẫn không xác định được nguyên nhân khiến mèo bị yếu 2 chân sau. Mèo của bạn cần phải sinh thiết bằng cách lấy dịch ở cột sống, dây thần kinh hoặc cơ. Phương pháp này để biết mèo có bị nhiễm trùng não hay cột sống không.
Mèo bị yếu 2 chân sau
Những phương pháp điều trị cho mèo yếu 2 chân sau

Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân khiến cho mèo yếu 2 chân sau, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị cho từng tình trạng cụ thể. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra mà sẽ có những phương pháp khác nhau, điển hình như:

  • Nếu mèo bị yếu 2 chân sau do chấn thương và không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm giảm đau, đi kèm các biện pháp giúp giảm áp lực đè lên phần cột sống và chân sau.
  • Nếu mèo bị nhiễm trùng thì phải dùng kháng sinh đi kèm các liệu pháp điều trị khác.
  • Mèo bị tổn thương nặng hơn như có khối u, đứt dây thần kinh, có máu đông làm tắc nghẽn máu lưu thông khiến chúng không thể đi lại thì phải phẫu thuật.
  • Nếu mèo của bạn đau và không thể kiểm soát việc đi vệ sinh thì phải nhập viện, đút thêm ống thông để làm sạch bàng quang và tiến hành điều trị chuyên môn.
  • Đối với trường hợp nặng nhất nếu mèo bị nhiễm bệnh viêm phúc mạc (FIP) giai đoạn nặng, bạn phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất xảy ra.

Mỗi trường hợp khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau, nếu mèo bị yếu 2 chân nhưng nhẹ thì khả năng phục hồi rất cao. Vậy nên bạn cần phải thường xuyên quan sát và đưa bé đi khám ngay nếu cảm thấy có những dấu hiệu bất thường.

😽 Tham khảo các bé Mèo đáng yêu, khỏe mạnh, tiêm chủng đầy đủ… đang được mua bán tại Chợ Tốt

1.300.000 đ
3 giờ trước Quận Tân Phú
1.400.000 đ
4 giờ trước Huyện Bình Chánh
1.500.000 đ
5 giờ trước Thành phố Thủ Đức
3.500.000 đ
5 giờ trước Quận Phú Nhuận
2.000.000 đ
5 giờ trước Quận Bình Thạnh

Chăm sóc mèo bị yếu 2 chân sau cần lưu ý những gì?

Mèo bị yếu 2 chân sau
Những lưu ý khi chăm sóc mèo yếu 2 chân sau

Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi diễn ra một cách tốt đẹp, bạn sẽ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện đúng và đủ theo lời dặn dò của bác sĩ như cho uống thuốc đúng liều, đúng giờ.
  • Không nên tự ý cho mèo sử dụng các loại thuốc khác nếu không được bác sĩ chỉ định.
  • Đi tái khám đúng theo lịch hẹn. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị thì lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
  • Luôn đảm bảo chế độ ăn uống của mèo để chúng có đầy đủ dưỡng chất.
  • Áp dụng các bài tập vật lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cố gắng, nhẫn nại và kiên trì, bởi nếu bị tổn thương nặng thì thời gian phục hồi sẽ khá lâu.
  • Nếu mèo con bị yếu 2 chân sau, bạn cũng cần phải mang đi khám để sớm có được hướng điều trị tốt nhất.
  • Đa số những trường hợp 2 chân sau của mèo bị yếu đều không có nhiều khả năng di truyền. Vì thế, bạn cũng không nên ngần ngại cho mèo phối giống và lai tạo các cá thể F2.

Thực tế vẫn có nhiều trường hợp mèo bị yếu 2 chân sau sẽ khó để trở lại tình trạng bình thường, thậm chí có bé bị liệt hoàn toàn. Nếu mèo vẫn có sức khỏe tốt thì bạn đừng quá buồn bỏ rơi bé, bởi hiện nay đã có những công cụ hỗ trợ mèo bị liệt 2 chân sau chúng vẫn có thể di chuyển nhờ vào những công cụ này và sống tiếp.

Với những nội dung về mèo bị yếu 2 chân sauChợ Tốt vừa chia sẻ, mong rằng bạn sẽ có được hướng giải quyết tốt nhất khi mèo của bạn gặp phải tình trạng này.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm