Nên mua máy đọc sách điện tử nào?

Tham gia từ: 7 years trước

03/03/2015

Cuộc cách mạng về sách điện tử bắt đầu từ năm 2007 với sự ra đời của máy đọc sách mang tên Kindle của hãng Amazon. Cho đến nay, rất nhiều công ty lớn như Barnes & Noble, Sony, Samsung, Kobo, Asus… cũng đã tham gia vào thị trường này với các sản phẩm ngày càng hiện đại.

Máy đọc sách điện tử là thiết bị có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nhưng vẫn cho phép người dùng đọc và lưu trữ hàng ngàn đầu sách khác nhau. Ngoài những chức năng phục vụ cho nhu cầu đọc và quản lý các đầu sách, nó còn có các chức năng nghe nhạc, duyệt web, kết nối wifi. Một số dòng máy mới còn có thêm các tính năng hiện đại như màn hình cảm ứng hiển thị màu sắc hay thậm chí là xem được video và có thể cài đặt thêm các ứng dụng tiện ích. Nếu như bạn muốn mua máy đọc sách kiêm máy tính bảng, có thể tham khảo bài viết dưới 5 triệu chọn mua máy tính bảng nào để có thêm nhiều lựa chọn.

Với nhiều loại thiết bị đọc sách đa dạng về hình thức, giá cả và tính năng như hiện nay, làm sao để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng? Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một số tên tuổi lớn với các dòng máy đọc sách đáng để bạn cân nhắc khi có ý định chọn mua.

Máy đọc sách vẫn có chỗ đứng trên thị trường do nhắm đến những đối tượng phục vụ chuyên biệt. Nguồn: digitaltrends.com

Máy đọc sách vẫn có chỗ đứng trên thị trường do nhắm đến những đối tượng phục vụ chuyên biệt. Nguồn: digitaltrends.com

1. Amazon Kindle

Khi nhắc đến máy đọc sách hầu hết người tiêu dùng đều nghĩ ngay đến thương hiệu Amazon do tính phổ biến và tiên phong của nó, nhà sản xuất này không quá quan tâm tới hình thức sản phẩm mà chỉ tập trung vào hiệu năng sử dụng. Với những đặc điểm nổi trội, Amazon vẫn luôn dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị đọc sách điện tử.

Ưu điểm của máy đọc sách Kindle chính là sử dụng công nghệ mực điện tử (e-ink) độc đáo, không gây hại mắt, thời lượng pin lâu, trong khi nhiều dòng máy tính bảng không thể đáp ứng được. Có thể đọc được các định dạng TXT, PDF, HTML, DOC, DOCX, JPEG, GIF, PNG, BMP, PRC… nhưng không hỗ trợ EPUB. Nhược điểm lớn nhất của Kindle chính là người dùng phải phụ thuộc vào kho sách điện tử được mã hoá riêng cho nó, có định dạng .AZW và không thể đọc được trên các thiết bị của hãng khác.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, máy đọc sách Kindle E-Ink gồm có 5 dòng sản phẩm: Kindle Basic, Kindle Keyboard, Kindle Touch, Kindle DX và Kindle Paperwhite. Thế nhưng vừa qua, hãng Amazon đã cho dừng sản xuất và phát triển các dòng máy cũ như Kindle DX, Kindle Touch và Kindle Keyboard để tập trung cho những sản phẩm mới trong tương lai.

a. Kindle Basic
– Hiển thị: Màn hình 6” E-Ink Pearl, 167 ppi, thang độ sáng 16 mức.
– Kích thước: 6.5″ x 4.5″ x 0.34″ (166 x 114 x 8.7 mm), trọng lượng: 170 gram
– Bộ nhớ: 2GB bộ nhớ trong, có thể chứa đến 1.400 sách. Không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài.
– Thời lượng pin: 4 tuần (wireless off, đọc 30’/ngày)
– Thời gian sạc: 3 giờ (sạc từ máy tính thông qua cáp USB)
– Kết nối Wi-fi: Chuẩn 802.11 b/g/n, hỗ trợ WEP, WPA và WPA2
– Định dạng hỗ trợ: Kindle Format 8 (AZW3), Kindle (AZW), TXT, PDF, MOBI, PRC; HTML, DOC, DOCX, JPEG, GIF, PNG, BMP qua chuyển đổi.
– Giá bán: Kindle Basic 2012 Wifi có giá 2 triệu đồng, máy đã qua sử dụng giá từ 1.2 triệu. Ngoài ra, Kindle 2014 là phiên bản mới nhất của Kindle Basic với việc cải tiến màn hình cảm ứng và tăng dung lượng bộ nhớ trong lên 4GB, máy nhập khẩu hiện đang có giá bán 2.5 triệu đồng.

Kindle basic 2012 Wifi và Kindle 2014 phiên bản mới. Nguồn: kindlevn.com

Kindle basic 2012 Wifi và Kindle 2014 phiên bản mới. Nguồn: kindlevn.com

b. Kindle Paperwhite
– Hiển thị: Kích thước 6″ cảm ứng đa điểm, tích hợp đèn chiếu sáng, mật độ điểm ảnh 212ppi, thang độ sáng 16 mức, công nghệ tối ưu phông chữ.
– Kích thước: 6.7″ x 4.6″ x 0.36″ (169 x 117 x 9.1 mm), trọng lượng: 206 gram
– Bộ nhớ: 4GB bộ nhớ trong, khả năng chứa đến 3.000 đầu sách. Không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài.
– Thời lượng pin: 8 tuần (wireless off, đọc 30’/ngày)
– Thời gian sạc: 4 giờ (sạc từ máy tính thông qua cáp USB)
– Kết nối Wi-fi: Chuẩn 802.11 b/g/n, hỗ trợ WEP, WPA và WPA2 + Modem HSPDA (3G)
– Định dạng hỗ trợ: Kindle Format 8 (AZW3), Kindle (AZW), TXT, PDF, MOBI, PRC; HTML, DOC, DOCX, JPEG, GIF, PNG, BMP qua chuyển đổi.
– Giá bán: Kindle Paperwhite 2014 mới có giá từ 3.5 triệu, phiên bản 2012 đã qua sử dụng được rao bán trên Chợ Tốt với giá chỉ từ 1.7 triệu, phiên bản 2013 có giá từ 2.7 triệu đồng.

Kindle Paperwhite sử dụng màn hình cảm ứng đa điểm. Nguồn: cnet.com

Kindle Paperwhite sử dụng màn hình cảm ứng đa điểm. Nguồn: cnet.com

Các dòng máy đọc sách màn hình đen trắng của Amazon hiện vẫn rất phổ biến. Ngoài ra, những sản phẩm cao cấp hơn như Kindle Fire được trang bị màn hình màu IPS 7 và được xem như là một chiếc máy tính bảng giá bình dân, thế nhưng Amazon vẫn chưa thể cạnh tranh được với các ông lớn trong ngành công nghệ.

Kindle Touch, Kindle DX và Kindle Keyboard được ngừng sản xuất. Nguồn: digitaltrends.com

Kindle Touch, Kindle DX và Kindle Keyboard được ngừng sản xuất. Nguồn: digitaltrends.com

2. Barnes & Noble Nook

B&N luôn là đối thủ cạnh tranh chính của Amazon và là nhà sản xuất lớn thứ hai trong thị trường thiết bị đọc sách. Năm 2009, B&N mới tung ra sản phẩm Nook Reader để đẩy mạnh mảng kinh doanh sách điện tử. Cũng giống như các sản phẩm Kindle, điểm nổi bật của Nook là công nghệ E-Ink Pearl, với màn hình cảm ứng giúp hiển thị các dòng chữ sinh động và rõ ràng, có hỗ trợ định dạng ePub, Calibre nhưng lại không hiển thị được tiếng Việt Unicode.

Ngoài ra, Nook còn có các phiên bản tablet màn hình cảm ứng màu, hỗ trợ thẻ nhớ và sử dụng hệ điều hành Android cho phép người dùng tải thêm sách từ thư viện sách trực tuyến của Barnes & Noble qua kết nối Wi-Fi, 3G.

a. Nook Simple Touch with GlowLight
– Hiển thị: màn hình cảm ứng đơn điểm 6″ E-Ink Pearl, 16 cấp độ màu, 600 x 800 pixel.
– Hỗ trợ công nghệ ánh sáng màn hình Glowlight, có thể dùng trong bóng tối.
– Kích thước: 127 x 165 x 10 mm, trọng lượng: 197 gram
– Bộ nhớ: 2GB bộ nhớ trong, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ lên đến 32GB.
– Thời lượng pin: 4 tuần (wireless off, đọc 30’/ngày), 8 tuần (light off, wireless off, đọc 30’/ngày).
– Thời gian sạc: 3.5 giờ (sạc từ máy tính thông qua cáp USB)
– Kết nối: hỗ trợ Wi-fi chuẩn 802.11 b/g/n
– Định dạng hỗ trợ: PDF, ePub, JPEG, PNG, GIF, BMP, PDB và MP3
– Giá bán: Nook Simple Touch mới có mức giá 2.4 triệu, Nook Simple Touch with GlowLight có giá bán 3.4 triệu đồng.

Nook Simple Touch với hệ thống đèn GlowLight cho phép đọc sách vào ban đêm. Nguồn: cnet.com

Nook Simple Touch với hệ thống đèn GlowLight cho phép đọc sách vào ban đêm. Nguồn: cnet.com

b. NOOK 3G+WiFi eReader
– Hiển thị: có 2 màn hình, ngoài loại 6″ E-Ink đơn sắc còn có một màn hình cảm ứng màu 3.5″ dùng để duyệt sách.
– Kích thước: 7.7″ x 4.9″ x 0.5″, trọng lượng: 343 gram
– Bộ nhớ: 2GB bộ nhớ trong, hỗ trợ khe cắm Micro SD lên đến 32GB.
– Thời lượng pin: 8 tuần (wireless off, đọc 30’/ngày)
– Thời gian sạc: 3.5 giờ (sạc từ máy tính thông qua cáp USB)
– Kết nối: hỗ trợ Wi-fi chuẩn 802.11 b/g/n + 3G
– Định dạng hỗ trợ: PDF, ePub, JPEG, PNG, GIF, BMP, PDB và MP3
– Giá bán: Nook Wi-Fi xách tay có giá 4,5 triệu đồng, Nook Wi-Fi 3G là 5 triệu đồng và Nook 3G+WiFi có mức giá từ 7 triệu đồng.

Nook 3G+WiFi có đến hai màn hình: đơn sắc và cảm ứng màu. Nguồn: amazon.com

3. Sony Reader

Sony cũng là một thương hiệu đáng nhắc đến trong thị trường sách điện tử. Điểm mạnh của các sản phẩm này là tính năng ghi chú đa phương tiện, có thể phóng to / thu nhỏ chỉ bằng 2 ngón tay trên màn hình, dễ dàng truy cập vào các thư viện công cộng và có trọng lượng nhẹ như các máy đọc sách giá rẻ khác. Tuy nhiên dòng này lại có giá bán cao hơn.

Với sự thống trị của các dòng sản phẩm Amazon Kindle và sự bùng nổ của các sản phẩm công nghệ và đồ điện tử, Sony đã tuyên bố từ bỏ phân khúc thiết bị đọc sách điện tử sau khi gặp nhiều thất bại trong mảng kinh doanh này. PRS -T3 sẽ là phiên bản máy đọc sách cuối cùng của Sony và sẽ được bán cho đến khi hết nguồn hàng cung ứng.

Sony Reader PRS – T2
– Hiển thị: màn hình cảm ứng 6″ E-Ink Pearl, độ phân giải 800×600 pixel.
– Kích thước: 172 × 109 × 8.8 mm, trọng lượng: 167 gram
– Bộ nhớ: 2 GB bộ nhớ trong, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ lên đến 32GB.
– Thời lượng pin: 8 tuần (wireless off, đọc 30’/ngày)
– Thời gian sạc: 2.5 giờ (sạc từ máy tính thông qua cáp USB)
– Kết nối: hỗ trợ Wi-fi chuẩn 802.11 b/g/n + 3G
– Định dạng hỗ trợ: EPUB, PDF, TXT, và các loại ảnh JPEG, BMP, PNG, GIF
– Hỗ trợ chia sẻ trực tuyến Facebook và Evernote nhưng không hỗ trợ âm thanh
– Giá bán: Sony PRS-T2 được bán với giá 3.7 triệu đồng.

Sony Reader PRS-T2 có màu sắc và kiểu dáng đẹo mắt. Nguồn: cnet.com

Sony Reader PRS-T2 có màu sắc và kiểu dáng đẹo mắt. Nguồn: cnet.com

4. Kobo

Kobo là nhà sản xuất thiết bị điện tử thành lập tại Canada, và có các dòng máy đọc sách bán chạy nhất tại nước này. Tuy nhiên thương hiệu Kobo đã được tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản Rakuten mua lại vào năm 2012. Dù không phải là tên tuổi lớn trên thị trường Việt Nam nhưng Kobo cũng là một lựa chọn tốt trong phân khúc tầm trung với 4 dòng sản phẩm: Kobo Mini, Kobo Touch, Kobo Glo và Kobo Aura.

a. Kobo Touch
– Hiển thị: màn hình cảm ứng 6″ E-Ink Pearl, độ tương phản cao, có 16 cấp độ sáng tối.
– 7 Font mặc định với 17 kích thước chữ (Có thể copy thêm)
– Kích thước: 165 x 114 x 10mm, trọng lượng: 185 gram
– Bộ nhớ: 2 GB bộ nhớ trong, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ lên đến 32GB.
– Thời lượng pin: 4 tuần (wireless off, đọc 30’/ngày)
– Kết nối: hỗ trợ Wi-fi chuẩn 802.11 b/g/n + 3G
– Định dạng hỗ trợ: EPUB, PDF, MOBI, PDF, JPEG, GIF, PNG, BMP, TIFF, TXT, HTML, RTF, CBZ và CBR
– Hỗ trợ các mạng xã hội như Facebook, Twitter
– Giá bán: Kobo Touch Edition được bán với giá 3.1 triệu, phiên bản đã qua sử dụng có giá chỉ 1 triệu đồng.

Kobo Touch Edition mới được bán với giá 3.1 triệu đồng. Nguồn: cnet.com

Kobo Touch Edition mới được bán với giá 3.1 triệu đồng. Nguồn: cnet.com

b. Kobo Aura H2O
– Hiển thị: Carta E-ink HD 6.8″, cảm ứng đa điểm, độ phân giải 1430 x 1080, 265 ppi, công nghệ đèn nền ComfortLight.
– Chống nước ở độ sâu 1m trong vòng 30p
– Kích thước: 179 x 129 x 9,7 mm
– Trọng lượng: 233g grams
– Bộ nhớ: 4 GB bộ nhớ trong, hỗ trợ khe cắm Micro SD lên đến 32GB.
– Thời lượng pin: 8 tuần (wireless off, đọc 30’/ngày)
– Kết nối: hỗ trợ Wi-fi chuẩn 802.11 b/g/n + 3G
– Định dạng hỗ trợ: EPUB, EPUB3, PDF, MOBI, PDF, JPEG, GIF, PNG, BMP, TIFF, TXT, HTML, RTF, CBZ và CBR
– Giá bán: Kobo Aura H2O mới được chào bán với giá 5.5 triệu.

Kobo Aura H2O là máy đọc sách chống nước đầu tiên trên thế giới. Nguồn: pocket-lint.com

Kobo Aura H2O là máy đọc sách chống nước đầu tiên trên thế giới. Nguồn: pocket-lint.com

Nếu bạn muốn lựa chọn máy đọc sách có trọng lượng nhẹ thì Kobo Mini, Sony Reader và Kindle basic là những ứng cử viên sáng giá. Còn nếu muốn chọn thiết bị để đọc trong bóng tối thì Nook Simple Touch Glowlight của B&N hoặc Kindle Paperwhite của Amazon là 2 lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra, Nook Glowlight cung cấp khả năng tích hợp thẻ nhớ ngoài còn Kindle Paperwhite lại có màn hình sắc nét hơn. Mặc dù các sản phẩm của Amazon có kết nối 3G nhưng khách hàng vẫn thường lựa chọn loại máy có kết nối Wifi để tiện cho việc mua và tải sách.

Bên cạnh những yêu cầu về thời lượng pin, loại màn hình và đọc tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau thì để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo tư vấn những mẫu máy đọc sách dưới 2 triệu. Nên tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm trước khi mua, chúc bạn chọn mua được một chiếc máy đọc sách ưng ý.

Bài được tổng hợp và viết bởi blog kinh nghiệm Chợ Tốt. Xin vui lòng trích dẫn nguồn nếu có sử dụng thông tin trên.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm