Nhím kiểng ăn gì? Hướng dẫn nuôi nhím nhanh lớn, khỏe mạnh

Tham gia từ: 1 year trước

30/10/2019

Nhím cảnh đang trở thành một trong những thú cưng được lòng người. Sau đây Chợ Tốt thú cưng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về cách nuôi nhím kiểng cho những người mới bắt đầu cũng như nhím kiểng ăn gì để phát triển tốt.

nhim-kieng-an-gi-1

Cho nhím ăn gì để phát triển tốt nhất, bạn đã biết chưa?

Đặc điểm của loài Nhím

Nguồn gốc của nhím

Nhím có tên tiếng anh là Hedgehog, những chú Nhím là loài động vật thuộc bộ Rodentia và họ Erinaceinae. Nhím xuất hiện trên trái đất từ khoảng 15 triệu năm trước và có nguồn gốc cùng với tổ tiên của dòng chuột chù thuộc họ Soricidae. Đến nay, chúng đã phát triển và phân bổ rộng rãi ở rất nhiều các quốc gia ở trên thế giới.

Đặc điểm và đặc tính của nhím

Nhím là loài thuộc bộ gặm nhấm có kích thước tương đối lớn, trọng lượng cơ thể của chúng dao động từ 5 – 16kg phần đuôi của chúng dài khoảng 20 – 25cm và những chú nhím sinh sống trong tự nhiên có chiều dài cơ thể từ 60 – 90 cm.

Phần đầu của Nhím tương đối nhỏ và nhọn gần giống với cấu tạo đầu của những con chuột. Loài động vật này cũng có bộ răng cửa lớn và rất phát triển. So với loài chuột, chiếc mõm còn nhọn và nhỏ hơn rất nhiều. Đôi tai nhỏ luôn dựng đứng ở 2 bên hộp sọ. Đôi mắt của nhím tròn, to đen nhánh và hơi lồi.

Phần lưng hơi cong, mông tròn và đầy, phần thân của chúng khá tròn. Nhím là loài động vật di chuyển bằng 4 chân, bàn chân của chúng được chia thành các ngón nhỏ có móng sắc nhọn, 4 chiếc chân của chúng khá ngắn.

Lưng của Nhím là 1 lớp gai cứng vô cùng sắc nhọn, phần đầu có 1 lớp lông mỏng và phủ kín. Nhím trong tự nhiên thường có màu nâu, màu xám thỉnh thoảng có màu trắng. Trung bình một chú Nhím có thể sống được từ 4 – 7 năm tuổi. Chúng cũng là loài có tuổi thọ trung bình tương đối cao.

Nhím là một trong những loài vật có tập tính ngủ đông. So với nhiệt độ cơ thể bình thường thì nhiệt độ cơ thể của chúng có thể giảm xuống khoảng 2 độ C trong thời gian ngủ đông, để thích nghi với môi trường sống của chúng. Nhiệt độ cơ thể của chúng lại quay lại qua mùa đông, thường là 30 – 35 độ C.

  • Con Nhím xù lông: khi chúng gặp nguy hiểm loài nhím có một đặc tính, để bảo vệ và chiến đấu lại với kẻ thù chúng thường cuộn tròn người, rụng đuôi và toàn bộ lông và gai của chúng sẽ dựng đứng lên.
  • Phân biệt Nhím đực và Nhím cái: các bạn chỉ cần chú ý một số đặc điểm sau để nhận biết được các giống của chúng. Nhím đực thường có phần nhỏ dài, nhọn hơn so với Nhím cái.

So với con đực, phần đầu của con cái tròn hơn và ngắn hơn. Phần đuôi của con đực thường dài hơn rất nhiều so với con cái.

nhim-kieng-an-gi (2)

Trung bình một chú nhím có thể sống được từ 4 – 7 năm tuổi

Sinh sản của Nhím

Khi đến tuổi trưởng thành một con nhím là vào khoảng 8 – 10 tháng. Thời gian này cả Nhím đực và Nhím cái bắt đầu chu kỳ sinh sản đầu tiên. Cả Nhím đực và Nhím cái sẽ giao phối suốt đêm khi đến ngày động dục.

Trung bình một lần sinh sản, Nhím cái có thể đẻ được từ 1 – 3 con. Thời gian mang thai của Nhím cái vào khoảng 3 tháng. Nhím có tập tính đẻ vào ban đêm. Nhím mẹ sẽ nuôi con bằng cách cho Nhím con bú sữa mẹ. Chỉ sau 3 ngày sinh con, Nhím mẹ có thể bắt đầu chu kỳ sinh sản tiếp theo trong khi nuôi con.

Môi trường sống của Nhím

Nhím là loài chuyên sinh sống thành bầy đàn, là một trong những loài thuộc bộ gặm nhấm có môi trường phân bổ rộng rãi. Chúng phân bổ nhiều nhất là ở khu vực châu Phi và ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

nhim-kieng-an-gi-2

Nhím là loài chuyên sinh sống thành bầy đàn, bộ gặm nhấm

Nhím kiểng khỏe manh đáng yêu, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Cách nuôi Nhím kiểng

Hiện nay, nhím không chỉ được nuôi làm cảnh mà còn được nuôi để làm thịt. Dưới đây là một số những lưu ý về việc nuôi nhím cảnh.

Thức ăn cho nhím cảnh. Nhím kiểng ăn gì?

Nhím cảnh vẫn mang đặc tính là ăn tạp dù là dòng có kích thước nhỏ. Các bạn có thể cho chúng ăn loại thức ăn hạt của mèo khi nuôi Nhím cảnh. Cùng với đó bổ sung thêm cho chúng nước, các loại rau củ và các loại trái cây mọng nước. Trung bình các bạn cần phải bổ sung cho Nhím cảnh một ngày khoảng 80 – 100 calo.

Các bạn có thể bổ sung cho Nhím ăn thêm sâu gạo ngoài những thức ăn kể trên, để giúp cho Nhím béo nhanh và lông của Nhím bóng mượt hơn rất nhiều. Cùng với đó để chúng có thể phát triển về cơ không bị béo phì cần cung cấp thêm giò nạc. Bạn đã biết Nhím kiểng ăn gì rồi đúng không?

Chuồng nuôi Nhím kiểng

Cần phải có khay vệ sinh, khay uống nước và nên lựa chọn chuồng nuôi thoáng mát. Để tránh dẫn đến tình trạng nấm, viêm da ở Nhím cần thường xuyên rửa chuồng. Để tránh ánh nắng trực tiếp vào bên trong chuồng, nên đặt chuồng ở những nơi khô thoáng.

nhim-kieng-an-gi-3

Vệ sinh nơi ở, khay thức ăn và nước uống để tránh các bệnh tiêu hóa

Chăm sóc sức khỏe cho Nhím kiểng

Để giúp Nhím không bị các bệnh về da và lông cần thường xuyên để cho Nhím tắm mát và tắm nắng. Cùng với đó giúp cho nhím phát triển nhanh hơn về thể chất.

Trên đây là các thông tin nhím kiểng ăn gì mà chúng tôi chia sẻ đến bạn, hy vọng bạn sẽ có được cách chăm sóc Nhím tốt nhất. 

Trải nghiệm mua bán thú cưng nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng tại Chợ Tốt

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm