Tốc độ CPU là gì và có tầm ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của điện thoại?

Tham gia từ: 4 years trước

05/04/2023

Tốc độ CPU là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chiếc điện thoại của bạn có mạnh hay không. Nếu tốc độ đủ cao, CPU sẽ xử lý tác vụ một cách mượt mà hơn mà không xảy ra tình trạng giật lag hay đứng máy. Để tìm hiểu thêm về CPU và tốc độ hoạt động, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Chợ Tốt.

Tốc độ CPU là gì?

Tốc độ CPU (hay còn gọi là xung nhịp CPU) là chu kỳ hoạt động của CPU trong vòng 1 giây. Đơn vị thường dùng để xác định xung nhịp CPU trên điện thoại đó là Gigahertz, ký hiệu GHz. Ví dụ, điện thoại của bạn có tốc độ CPU là 3.0GHz thì trong vòng 1 giây hoạt động sẽ xảy ra tối đa 3 tỷ chu kỳ tại 1 nhân CPU.

Tốc độ CPU
Tốc độ CPU là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến điện thoại?

Tốc độ xung nhịp càng cao chứng tỏ CPU càng mạnh và càng xử lý được nhiều tác vụ trong cùng một thời điểm hơn. Khi khởi chạy bất kỳ ứng dụng hoặc trò chơi nào, CPU sẽ liên tục xử lý những lệnh hoạt động của ứng dụng hay trò chơi đó.

Điều này cũng đồng nghĩa càng mở nhiều ứng dụng hoạt động độc lập thì CPU sẽ phải xử lý càng nhiều tác vụ. Đây được gọi là khu đa nhiệm của những dòng CPU xung nhịp cao.

Tuy nhiên, không phải tất cả CPU trên điện thoại có xung nhịp được giới thiệu thấp hơn đều sẽ hoạt động chậm hơn.

Trong thực tế, có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ điện thoại khác như bộ nhớ Ram, bộ nhớ Cache, tiến trình hoạt động và đặc biệt là số nhân, số luồng. Chỉ cần 1 trong những yếu tố trên không hoạt động tốt cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chung của điện thoại.

Tốc độ CPU và tốc độ điện thoại

Tốc độ CPU
Tốc độ CPU có ảnh hưởng đến tốc độ của điện thoại như thế nào?

Như đã nêu trên, tốc độ xử lý của CPU là một trong những yếu tố chính quyết định độ mạnh yếu của điện thoại nhưng không phải là tất cả. Bên trong điện thoại vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng bao gồm:

  • Số nhân (lõi): CPU được thiết kế đặc biệt với nhiều nhân tách biệt có khả năng hoạt động đồng thời. Trong điều kiện hoạt động thấp, CPU sẽ cho một số nhân được nghỉ để tiết kiệm pin cho điện thoại. Vì thế, CPU lõi tứ 3.0GHz vẫn có thể chạy chậm hơn CPU lõi tám tốc độ 2.8GHZ nếu chúng vận dụng cả 8 nhân cùng lúc.
  • Số luồng: Số luồng là số đường truyền dữ liệu cho CPU xử lý, số luồng càng cao thì tốc độ hoạt động của CPU càng cao. Trong thực tế, trong giới thiệu cấu hình điện thoại chúng ta vẫn thường nghe về số nhân đi kèm số luồng.
  • Tốc độ bộ nhớ Ram: CPU hoạt động dựa vào việc tiếp nhận lệnh từ ứng dụng thông qua bộ nhớ Ram. Tốc độ đọc ghi của bộ nhớ Ram càng cao thì tốc độ của điện thoại sẽ càng nhanh (công nghệ LDDR3, LDDR4 và LDDR5 trên điện thoại).
  • Bộ nhớ Cache: Cache là bộ nhớ đệm của CPU và Ram dùng để lưu trữ những tệp lệnh chờ thực hiện. Bộ nhớ Cache càng lớn thì khả năng liên kết giữa CPU và Ram sẽ càng được cải thiện.
  • Tiến trình hoạt động: Tiến trình hoạt động là kích thước của những bóng bán dẫn bên trong CPU. Tiến trình hoạt động càng thấp thì kích thước bóng bán dẫn càng nhỏ nhưng vẫn giữ nguyên khả năng hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc CPU nhỏ hơn, tiết kiệm điện năng hơn, vận hành với nhiệt độ thấp hơn. Đây là những yếu tố hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tốc độ xử lý.
  • GPU: Cũng giống như máy tính, CPU điện thoại không thể tự mình xử lý đồ họa mà phải dựa vào GPU tích hợp. Tốc độ xử lý của GPU có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xuất ra màn hình của điện thoại. Vì thế, nếu GPU chậm thì điện thoại vẫn chậm bất kể CPU có mạnh đến thế nào đi chăng nữa.
  • Hệ điều hành: Hệ điều hành là bộ phần mềm dùng để vận hành điện thoại thông qua việc điều khiển phần cứng. Hệ điều hành càng tối ưu hóa khả năng sử dụng phần cứng (đặc biệt là CPU) thì tốc độ điện thoại càng được cải thiện. Trong thực tế, Apple là thương hiệu đang làm rất tốt việc này khi hệ điều hành iOS có thể khai thác tối đa tốc độ CPU Bionic trên những chiếc iPhone.

Tốc độ CPU của điện thoại bao nhiêu là tốt?

Để trả lời cho câu hỏi tốc độ CPU của điện thoại bao nhiêu là tốt là một điều không hề dễ dàng. Bởi vì nhu cầu sử dụng điện thoại của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Có người dùng để chơi game nặng hoặc có người chỉ đơn giản là nghe gọi và lướt mạng xã hội. Vì thế, việc lựa chọn tốc độ CPU cũng là hoàn toàn khác nhau.

Tốc độ CPU
Khả năng hoạt động của CPU bao nhiêu là tốt nhất?

Bên cạnh đó, yêu cầu về cấu hình điện thoại để đáp ứng những tác vụ sử dụng cũng thay đổi từng ngày. Càng về sau, cấu hình càng đòi hỏi phải sử dụng xung nhịp CPU cao hơn để có thể xử lý những tác vụ của những ứng dụng ngày một nặng hơn. Xung nhịp xử lý của CPU thời điểm hiện tại có thể đáp ứng toàn bộ ứng dụng nhưng có thể lỗi thời ở một thời gian sau đó.

Cuối cùng, xung nhịp CPU cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố để tạo nên một chiếc điện thoại mạnh. Vì thế bên cạnh tốc độ CPU, bạn vẫn nên cân nhắc về nhiều thông số khác như đã được nhắc đến ở trên. Chúng ta vẫn sẽ có một số gợi ý để lựa chọn cấu hình điện thoại ở thời điểm hiện tại như sau:

  • Đối với nhu cầu sử dụng hằng ngày chỉ lướt web, xem Youtube hay Facebook, Zalo, TikTok,… bạn chỉ cần một viên pin khỏe và một CPU lõi 8 có ít nhất 4 nhân tốc độ từ 2.0GHz trở lên.
  • Đối với nhu cầu sử dụng ứng dụng nặng và chơi game, bạn cần xác định mình sẽ chơi loại game gì và sử dụng ứng dụng nào. Nếu có thể, bạn hãy trải nghiệm trực tiếp thông qua máy trưng bày tại cửa hàng để có được cảm nhận chính xác nhất.

Cách kiểm tra tốc độ CPU trên điện thoại

Thông số tốc độ CPU sẽ được nhà sản xuất công bố khi bán sản phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp mua bán điện thoại cũ thì bạn nên kiểm tra lại thông số phần cứng để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Sau đây là một số ứng dụng kiểm tra tốc độ CPU trên điện thoại phổ biến hiện nay.

CPU-Z

CPU-Z là một trong những phần mềm kiểm tra thông số điện thoại và máy tính hàng đầu hiện nay. Ứng dụng này có thể kiểm tra sâu vào những chi tiết như CPU, Ram, Rom, bo mạch chủ, pin, cảm biến hay thông số màn hình sản phẩm.

Antutu BenchMark

Antutu BenchMark không chỉ kiểm tra được thông tin phần cứng của điện thoại mà còn kiểm tra được hiệu suất của điện thoại, số điểm vận hành của GPU, CPU hay xử lý tác vụ. Hệ thống chấm điểm Antutu BenchMark sử dụng để đánh giá và xếp hạng sức mạnh điện thoại cũng được ưa chuộng hàng đầu thế giới.

Geekbench

Bên cạnh Antutu BenchMark, Geekbench cũng là một ứng dụng kiểm tra hiệu năng của điện thoại và sở hữu hệ thống chấm điểm xếp hạng được nhiều người tin dùng. Geekbench sẽ thực hiện những bài kiểm tra đa lõi trong điều kiện điện thoại vận hành tối đa công suất.

Tốc độ CPU là một trong những yếu tố giúp tạo nên một chiếc điện thoại mạnh mẽ. Đây là một trong những thông số quan trọng hàng đầu khi lựa chọn điện thoại mà bạn nên quan tâm. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của Chợ Tốt Điện Tử, bạn đã hiểu nhiều hơn về CPU và tốc độ hoạt động của chúng.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm