Hướng dẫn một số cách nuôi cu gáy dành cho tay chơi mới

Tham gia từ: 3 years trước

03/06/2022

Nuôi chim cu gáy vốn là một thú vui đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên cách nuôi cu gáy non đến lúc trưởng thành lại không hề đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết nuôi chim cu gáy từ con non dành cho những người mới bắt đầu. 

|| Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
1. Cách nuôi cu gáy nhanh nổi hiệu quả
2. Chim cu gáy ăn gì? Bí quyết bổ sung dinh dưỡng cho cu gáy theo từng thời kỳ

Hướng dẫn cách nuôi cu gáy non

Để có một chú chim cu gáy đẹp và khỏe mạnh, tốt hơn hết nên nuôi chúng từ khi vẫn còn là con non. Vì cu gáy là một loài chim khá nhát, việc chăm sóc và huấn luyện chúng từ nhỏ, sẽ giúp chúng quen thuộc và thân thiết với bạn hơn lúc trưởng thành. 

cách nuôi cu gáy
Cu gáy vốn được ưa chuộng nhiều tại miền Nam

Đối với chim cu gáy non gần mẹ

Đối với những con non được ấp từ chim bố mẹ, tốt nhất bạn nên để chim non ở cùng chim bố mẹ để được chăm sóc tốt nhất đến khoảng 10-14 ngày tuổi. Đến thời điểm này chim non thường đã mọc lông đầy đủ, có thể tập ăn và chưa quá sợ người. Đây là “thời điểm vàng” để bắt đầu làm quen và thuần hóa chúng. 

Sau khi bắt chim non ra khỏi chuồng bố mẹ, bạn vẫn nên tiếp tục mớm và tập cho chim ăn trong khoảng vài ngày đầu. Sau đó mới bắt đầu để con non tự ăn bằng cám hoặc hạt kê. 

Đối với chim cu gáy non không có bố mẹ

Đối với những chim non xa mẹ, thì cách nuôi cu gáy non sẽ vô cùng khó khăn vì bạn bắt buộc phải làm cả việc của chim bố, mẹ đó là mớm ăn và ủ ấm. Vào thời gian đầu mới nở chim non vẫn chưa thể ăn được, do đó bạn cần phải pha bột chim ăn vào nước ấm, sau đó xịt vào nhẹ vào miệng để chim non ăn. 

Chim cu gáy vốn là một loài chim sợ lạnh, đặc biệt là con non. Do đó lồng dành cho chim non cần đặc biệt lưu ý cần phải làm màng giữ kín, một phần giúp con non bớt lạnh, một phần giúp chim không bị giật mình mỗi lần di chuyển lồng.

Chuồng của cu gáy non cũng tương tự với cách làm chuồng nuôi cu gáy sinh sản, nên đặt kích thước lồng to để chúng có thể thoải mái hoạt động và đặt nơi đủ cao nhằm bảo vệ chúng khỏi nhiều tác nhân bên ngoài. 

Làm chuồng cho cu gáy non
Làm chuồng cho cu gáy non

Nuôi cu gáy non cần chú ý điều gì? 

Tập cho cu gáy non ăn

Hầu hết chim cu gáy non vào thời gian đầu sẽ chưa biết mở miệng, khi bón thức ăn và nước uống, bạn cần phải dùng tay mở miệng chúng và tiêm thức ăn dạng lỏng vào bằng ống tiêm. Khi cho ăn nên lưu ý chỉ tiêm từng chút một, tránh tiêm quá nhiều cùng một lúc vì sẽ dễ làm chim non bị sặc và ảnh hưởng đến sức khỏe của chim.

Thức ăn cho chim non có thể dùng cám chuyên biệt là chim, pha cùng với nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sệt, nhưng vẫn có thể bơm bằng ống tiêm. 

Sau một thời gian, đến khi cảm thấy chim non đủ cứng cáp, bạn có thể tập chim tự ăn bằng cách rải thức ăn xuống đáy chuồng để chúng học cách mổ thức ăn. Nên lưu ý cần phải chia bữa nhỏ ra cho chim ăn dần. không nên dồn quá nhiều vào một lúc vì sẽ làm chim đầy bụng, khó tiêu.  

cách nuôi cu gáy
Cho cu gáy tập ăn bằng cách rải thức ăn xuống đáy lồng

Thiết lập chế độ ăn dinh dưỡng và đủ khoáng chất

Bên cạnh các thức ăn cho chim, thóc và hạt kê, bạn cần phải lưu ý bổ sung thường xuyên các khoáng chất khác vào thức ăn cho chim non để bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chim ăn một số thức ăn hữu cơ như bông cỏ, lúa mạch đen, hạt đậu, hạt vừng (mè) có tác dụng giúp chim non dễ tiêu hóa, lông bóng mượt và tăng thêm sức đề kháng.

Bên cạnh đó, một số người chơi chim “sành điệu” cũng thường xuyên tự chế biến viên thức ăn cho chim với nhiều thực phẩm dinh dưỡng có hàm lượng cao hơn, hữu ích hơn. Các nguyên liệu thường được sử dụng có thể kể đến như: bột ngô nếp, hạt kê, bột đậu tương, đậu xanh, trứng gà,…. 

Tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh cho cu gáy

Như đã nói ở trên, chim cu gáy rất sợ lạnh, sức đề kháng của chúng cũng vô cùng yếu, đặc biệt là những lúc đổi mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Do đó, để tránh việc “nước đến chân mới nhảy” thì người nuôi cần phải biết phòng ngừa việc này từ sớm. Một số bệnh thường gặp ở chim cu gáy: 

Bệnh đau mắt: là một loại bệnh phổ biến nhất ở cu gáy. Để chữa trị và khắc phục, bạn có thể sử dụng mướp đắng vắt lấy nước hoặc nước cốt chanh để nhỏ trực tiếp vào mắt cu gáy non. 

Bệnh tiêu chảy: Phương pháp tốt nhất chính là đến gặp bác sĩ thú y. Bạn có thể sử dụng thuốc cho gà để bón cho cu gáy, hoặc sử dụng Berberin Biseptol hòa cùng với nước để chúng chủ động uống. 

Bệnh hạt đậu: khác với 2 loại bệnh trên, loại bệnh này có tỷ lệ chữa khỏi khá là thấp. Để điều trị một cách triệt để bạn cần phải rạch nốt đậu và loại bỏ các dịch thể màu trắng bên trong ra. Sau đó bạn rắc thuốc Rifampicin vào vết rạch để miệng vết thương lành dần. 

Các kỹ thuật nuôi và chăm sóc cu gáy cơ bản

Cách nuôi cu gáy bổi nhanh

Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong cách nuôi cu gáy bổi nhanh. Bên cạnh thóc là thức ăn chính, chiếm 90% lượng thức ăn cu gáy nạp vào hàng ngày, thì người nuôi cần phải bổ sung một số loại hạt khác để tăng dinh dưỡng và sức đề kháng cho chim như:

  • Vừng, mè có tác dụng làm mượt lông cho chim
  • Đậu xanh giúp ngăn ngừa bệnh cảm cúm
  • Đậu tương hỗ trợ vận động và giúp chim luôn khỏe mạnh
  • Hạt kê giúp giọng trầm ấm, kích thích tiêu hóa
cách nuôi cu gáy
Cho ăn hạt kê là cách nuôi cu gáy bổi nhanh nổi hiệu quả

Ngoài ra, việc tắm thường xuyên cũng là một việc cần phải duy trì, đặc biệt vào những ngày trời oi bức, nắng nóng. Làm sạch lông mỗi ngày sẽ giúp môi trường sống của chim sạch sẽ, thoải mái, ngăn ngừa các bệnh lý về lông và về da. 

Tập chim gáy cũng là cách nuôi cu gáy mau nổi hiệu quả. Bạn có thể vừa giả giọng và vừa bắt chước theo tư thế của chim khi gáy để tập cho chim non. Theo thời gian việc tập luyện này sẽ hình thành nên thói quen và chúng sẽ bắt chước gáy theo. 

Cách nuôi cu gáy nhanh thuần

Khi mới bắt đầu đưa về, việc tốt nhất chính là cần phải nhốt chúng lại ở lồng riêng và để lại một không gian hoàn toàn yên tĩnh. Để chim không bị đói, bạn có thể để lại một ít đồ ăn và thức uống đầy đủ. Sau một ngày, nếu chim có chịu ăn, thì bạn có thể yên tâm, tuy nhiên nếu diều rỗng thì bắt buộc phải cưỡng chế nhét thức ăn vào.

Vì cu gáy là loài chim rất sợ người lạ, bạn nên thực hiện các bước làm quen ban đầu để chúng quen với hơi thở và sự tồn tại của bạn. Thời điểm thích hợp nhất chính là khi cho ăn, bạn nên chỉ đưa một tay vào để đưa và lấy thức ăn. Đây chính là tín hiệu cho thấy bạn hoàn toàn vô hại đối với chúng và giảm bớt sự phòng ngự từ chú chim.

Cách nuôi cu gáy non thành cu khách 

Yếu tố quan trọng để một chú cu gáy thành cu khách đó là cần phải dạn người. Đây là một yêu cầu hoàn toàn trái ngược với bản tính nhút nhát của loài chim cu gáy. Do đó cách nuôi cu gáy non thành cu khách đơn giản nhất chính là bắt đầu từ khi chúng vẫn còn là con non. 

Thực tế, việc nuôi cu gáy non thành cu khách là một việc không quá khó khăn, mà đòi hỏi nhiều ở sự kiên trì. Bạn cần phải thường xuyên tiếp xúc, làm thân với chúng bằng cách cho ăn, vuốt ve để lại “hơi”. Cứ thế một thời gian, chúng sẽ bắt đầu mạnh dạn lại gần và có thể ăn trực tiếp trên tay của bạn. 

Tuy nhiên, đây chưa phải là bước cuối cùng, cuối chặng đường chính là bạn phải chăm sóc chúng đến khi nổi cườm và quen với người lạ. Bạn có thể treo lồng cu khách với một vị trí thấp hơn tương đối so với các lồng cu gáy khác, nhằm giúp có thêm nhiều cơ hội gặp mặt và tiếp xúc với người lạ để dạn dĩ hơn. 

Bên trên chính là một số chia sẻ về cách nuôi cu gáy non đến khi trưởng thành mà chúng tôi đã chia sẻ thật chi tiết. Nếu thích nuôi loài chim này, hãy xem các tin đăng mua bán chim cu gáy mới nhất, được cập nhật liên tục tại Chợ Tốt nhé!
Mỗi ngày đều có rất nhiều tin đăng Bán chim Cu gáy tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều khu vực khác nữa

800.000 đ
6 giờ trước Quận 8
300.000 đ
6 giờ trước Quận Gò Vấp
350.000 đ
6 giờ trước Quận Gò Vấp

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm