Chó mang thai – Dấu hiệu và cách chăm sóc hiệu quả

Tham gia từ: 1 year trước

09/06/2021

Ngày nay, rất nhiều gia đình chọn nuôi chó để làm thú cưng trong nhà. Trong quá trình này, các “sen” sẽ phải trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng chăm sóc “boss”, đặc biệt là khi chó mang thai và sinh đẻ.  Để đàn cún con ra đời khỏe mạnh và an toàn, hãy tham khảo các thông tin về dấu hiệu chó mang thai và cách chăm sóc hiệu quả cùng Chợ Tốt Thú Cưng trong bài viết dưới đây nhé.

chó mang thai
Chó mang thai cần được chăm sóc kỹ càng

Đặc tính sinh sản của chó

Người nuôi nên nắm rõ đặc tính sinh sản ở chó để phối giống hiệu quả cũng như có sự chuẩn bị cho thời kỳ mang thai của chúng. Đối với chó đực, sự trưởng thành về thể chất và tình dục rơi vào khoảng 14 – 16 tháng tuổi. Nên khi phối giống, nếu chọn chó đực dưới lứa tuổi đó sẽ làm giảm sức khỏe và mất khả năng phối giống.

Chó cái thường bước vào thời kì động dục từ 6 – 10 tháng tuổi tùy vào giống. Một số giống chó có kích thước lớn như Husky, Pitbull… tuổi sinh sản có thể từ 18 – 24 tháng. Trong mỗi năm chó thường động dục hai lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng. Mỗi lần động dục rơi vào khoảng 3 – 4 tuần. Người nuôi có thể nhận biết chó cái đang trong giai đoạn động dục qua các dấu hiệu dưới đây:

Ở giai đoạn đầu của động dục: Âm hộ của chó cái sẽ bắt đầu sưng lên và chảy máu. Đây là dấu hiệu của kinh nguyệt.

Sau 7 – 14 ngày, giai đoạn chính của động dục: là thời kì động dục chính, lượng máu sẽ giảm dần và ngừng hẳn, bộ phận sinh dục sẽ nhô ra ngoài, nở to ra và có màu hơi đỏ. Lúc này chó cái có biểu hiện rất gần gũi và quấn quýt với chó đực.

Chúng có những bất thường khác trong cách cư xử như dễ bị kích động, sủa nhiều, hung hăng hơn thường ngày. Đuôi vắt cong sang một bên là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp việc ngẫu phối diễn ra đơn giản hơn.

Sau 14 – 21 ngày, hết thời kì động dục: Lúc này âm hộ sẽ khô dần, lúc này chó cái sẽ không thích gần đực nữa, chấm dứt chu kỳ động dục.

Dấu hiệu chó mang thai

Thay đổi hình dáng

Ở giai đoạn tuần thứ 4 và 5 của thời kỳ mang thai, cơ thể của chó sẽ có biến đổi rõ rệt ở phần vòng bụng phình to hơn. Núm vú sẽ có màu hồng hào và bầu vú căng hơn mức bình thường.

Giai đoạn trước khi sinh 7- 9 ngày, tuyến vú sẽ tiết ra sữa màu trắng đặc. Nếu sữa tiết ra có màu vàng hoặc trắng trong là dấu hiệu của việc khó sinh nở.

chăm sóc chó mang thai
Giai đoạn đầu mang thai chó có dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ

Thay đổi hành vi

Đa phần khi chó mang thai sẽ cảm thấy mệt mỏi, ít vận động hơn bình thường, đôi lúc có biểu hiện nghén như ở người. Khi mang thai, chúng sẽ ăn nhiều hơn bình thường nhưng ăn chậm chạp và chia thành nhiều bữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi bào thai trong bụng. Nhưng đến khi cuối thai kỳ, chúng sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít lại vì cơ thể cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Tìm ổ đẻ

ào 2 – 3 tuần trước khi sinh, chó mẹ sẽ tìm ổ đẻ bằng cách kiếm những mảnh vải hay quần áo cuộn lại. Do đó, bạn cần chuẩn bị một nơi yên tĩnh, ấm cúng để chó mẹ nằm trước chuẩn bị chào đón những chú cún con ra đời.

Chó mang thai bao lâu thì đẻ?

Về cơ bản thời gian mang thai và đẻ của các giống chó cũng gần giống nhau. Thời gian từ khi bào thai xuất hiện đến khi hình thành ổ tử cung là 58 – 65 ngày. Với những giống chó có tính sinh sản ổn định thì thời gian mang thai thường 2 tháng là đủ. Còn những giống chó cảnh đặc biệt hay có thân hình nhỏ, ít mang bầu thì thời gian mang thai càng dài như giống chó Chihuahua, Nhật, Bắc Kinh…

Cách chăm sóc chó trong thời gian mang thai

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho chó mẹ là điều rất quan trọng để không những tăng sức đề kháng cho mẹ mà còn giúp những chú chó con chào đời khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. Bạn nên chia nhỏ thức ăn trong ngày thành nhiều bữa, lưu ý thức ăn cho chó mang thai cần phải giàu đạm, canxi, phốt-pho, bổ sung thêm DHA để hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của chó con.

chăm sóc chó bầu
Chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ đang mang thai

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó mẹ

Để tắm cho chó mẹ đang mang thai, bạn cần tắm chúng trong nhà vệ sinh kín gió và dùng nước ở nhiệt độ phù hợp. Nếu cần thiết phải tắm, bạn nên tắm nhanh và giữ chúng lại để tránh thói quen lắc người gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Trong giai đoạn cuối chu kỳ mang thai và khoảng 1 tháng sau khi sinh, các bạn nên không tắm cho chó mẹ vì rất dễ cảm lạnh.

Trong quá trình mang thai, việc kiểm soát bọ chét là rất cần thiết. Bạn nên cần tìm hiểu loại thuốc xịt bọ chét phù hợp. Những nhãn hiệu phổ biến hiện nay là Advantage và Advantix, có khả năng diệt bọ chét trong vòng 12 tiếng. Bạn không nên tiêm vaccine cho chó khi mang thai và nên cần có chỉ định, thăm khám của bác sĩ khi cho chó uống thuốc trong thời gian mang thai.

Đọc thêm: Chó mang thai có nên tắm không? Những điều cần biết về thai kỳ của chó

Luyện tập thể dục hàng ngày cho chó mẹ

Để hạn chế nguy cơ béo phì của chó khi mang thai đến khi sinh thì việc tập luyện và điều chỉnh lượng calo là vô cùng cần thiết. Nếu không vận động, chó mẹ sẽ trở nên uể oải, chậm chạp và buồn chán. Nhưng cần hạn chế vận động mạnh như chạy nhanh hay nhảy cao để tránh bị sảy thai.

Khi đưa chó ra ngoài, bạn nên tránh để chúng tiếp xúc với chó khác, đặc biệt là chó lạ trong thời kỳ mang thai. Việc này sẽ giúp chó mẹ tránh tiếp xúc với virus Herpes ở chó, nó không gây nghiêm trọng cho chó mẹ nhưng có thể khiến chó con tử vong.

thức ăn cho chó mang thai
Tránh để chó mẹ tiếp xúc với chó lạ ngoài đường

Đưa chó mẹ đi khám thai thường xuyên

Việc đưa chó đi thăm khám siêu âm được rất ít gia đình chú ý tới. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự quan tâm đến sức khỏe thú cưng của mình thì nên lưu ý điều này. Vì khi đi siêu âm mới biết được sức khỏe và tình trạng chó mẹ như thế nào tránh gặp phải hậu quả xấu. 

Trong quá trình mang thai nên đưa chó mẹ đi khám thai 2 lần vào các thời điểm là khi mang thai khoảng được 30 ngày và trước khi sinh 2 – 3 tuần.

Dấu hiệu nhận biết chó sắp sinh

Khi cún cưng sắp sinh, người nuôi nên có sự chuẩn bị kỹ càng để hỗ trợ cún khi cần. Với những giống chó bình thường có thể để chúng sinh một cách tự nhiên nhưng với những giống chó có thân hình nhỏ như Bull, Chihuahua…thì quá trình sinh sản dễ gặp khó khăn và rủi ro. Vậy việc biết dấu hiệu chó sắp sinh và đỡ đẻ cho chúng là cần thiết lúc này.

• Trước khi đẻ 1 ngày, chó bắt đầu đi vệ sinh nhiều lần, thậm chí đi tiểu nhiều và mất kiểm soát.

• Chó mẹ đi lại nhiều, tinh thần bồn chồn, đứng ngồi không yên.

• Trong khoảng 2- 4 giờ có biểu hiện bỏ ăn, thở gấp, thi thoảng kêu rít lên.

• Phần âm hộ bị phù nề và có dịch trong suốt chảy ra.

Trong thời gian sắp sinh, có gắng giữ chó mẹ ở trong nhà, không cho chúng đi ra ngoài tìm ổ đẻ và sinh con ở ngoài. Nếu bạn có điều kiện, hãy mang cún đến các cơ sở thú y để chờ sinh và được chăm sóc sau sinh tốt nhất.

Cách chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh

Sau quá trình sinh đẻ, chó cũng không khác gì còn người, thường rất yếu. Vì vậy, sau khi sinh bạn cần quan tâm hơn để chúng nhanh chóng hồi phục lấy lại sức khỏe. .

Đối với chó mẹ sau khi sinh

Chó mẹ sau khi sinh dạ dày thường rất yếu, bạn cần pha nước muối pha loãng cho chúng uống. Nước muối sẽ giúp sát trùng cho chó mẹ. Chó mẹ cũng cần không gian yên tĩnh để ngủ lấy sức sau khi sinh. Bạn tránh để nắng hay gió chiếu trực tiếp vào chỗ nằm.

Chế độ dinh dưỡng sau khi sinh là vô cùng quan trọng, lúc này chó mẹ cần cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để có nhiều sữa nuôi con. Bạn có thể nấu thịt băm nhỏ hoặc hầm nước xương loãng cho chúng húp.

Dọn dẹp lại ổ sau khi chó sinh xong, thay các vải cũ bằng vải sạch nhưng tránh cho nhiều quá làm che mất chó con, chó mẹ không thấy có thể vô tình đè lên con mình.

chó mang thai bao lâu
Sau sinh chó mẹ cũng cần được chăm sóc cẩn thận

Đối với chó con sau khi sinh

Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con phải bắt đầu làm quen với môi trường sống bên ngoài bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới. Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn chó phát triển mạnh nhất nhưng cũng đồng nghĩa với việc dễ mắc bệnh nhất, nên chăm sóc chó con phải hết sức cẩn thận và khoa học.

Trong những ngày đầu tiên, dinh dưỡng của chó con phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, trừ khi mẹ bị mất sữa hoặc không biết chăm sóc thì mới cần đến sữa ngoài. Sữa mẹ cũng góp phần quan trọng giúp chó con miễn dịch với bệnh tật. Sau khi sinh được 5 -10 ngày, bạn nên cho chó con ăn thêm sữa hâm nóng, mỗi ngày 100 – 200ml. Sau 20 ngày tuổi, chó con đã có thể ăn được thịt băm nhỏ trộn với cháo, mỗi ngày cho ăn 2 bữa là đủ.

Sữa mẹ là tốt nhất cho chó sơ sinh, nhưng sữa cần phải sạch mới tốt. Vú viêm là nguyên nhân làm chó con rối loạn tiêu hóa. Môi trường bẩn, chó mẹ lâu ngày không tắm sẽ gây nên viêm đường hô hấp. Vậy nên cần phải thay ổ lót vệ sinh lau cơ thể cho chó mẹ thường xuyên.

Chó con mới sinh vô cùng mong manh và yếu ớt. Nếu chúng ta không chăm sóc cẩn thận thì mầm bệnh sẽ lan ra và các con khác sẽ bị theo.

Chó con mới sinh rất dễ bị đột tử bởi nhiều nguyên nhân nên phòng tránh và điều trị tình trạng này là một điều cần thiết. Chó có thể bị cảm nóng, cảm lạnh do không thể điều hòa được thân nhiệt thích ứng hoặc một số con đã có vấn đề tim mạch sẵn sau khi sinh…Bệnh này rất khó phát hiện và chết cũng rất nhanh nên người nuôi nếu phát hiện kịp thì hãy day tim kích thích, giữ thoáng khí để tim đập trở lại.

Một số lưu ý quan trọng trong quá trình mang thai của chó

Khoảng 28 – 45 ngày khi mang thai là thời gian có thể dễ sảy thai nhất. Bạn nên tăng cường đạm và rau xanh vào khẩu phần ăn của chúng.

Nếu thấy chó mẹ buồn rầu hay mệt mỏi bạn cần quan tâm hơn mà không nên dọa nạt chúng. Đánh đập hay quát mắng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sảy thai ở chó. Vì bản năng làm mẹ khiến nó sẽ trở nên hung dữ để bảo vệ con của mình.

1.500.000 đ
1 giờ trước Quận 11
1.800.000 đ
1 giờ trước Thành phố Thủ Đức
950.000 đ
1 giờ trước Quận 3
1.400.000 đ
1 giờ trước Huyện Hóc Môn
1.300.000 đ
1 giờ trước Quận Gò Vấp
800.000 đ
1 giờ trước Huyện Cư M’gar
3.000.000 đ
1 giờ trước Quận 1
1.000.000 đ
1 giờ trước Quận Bình Tân
5.000.000 đ
1 giờ trước Quận Hoàng Mai
4.000.000 đ
1 giờ trước Huyện Gò Dầu

Hy vọng những thông tin vừa rồi của Chợ Tốt Thú cưng có thể giúp ích được cho bạn trong việc nhận biết và chăm sóc chó mang thai. Nhìn chung, chăm sóc chó bầu không khó nhưng cần sự tận tình và chu đáo của người nuôi. Hãy chuẩn bị thật kỹ và ghi nhớ những lưu ý ở trên để giúp chú chó cưng của bạn “vượt cạn” thành công nhé!

Trải nghiệm mua bán chó cảnh nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng tại Chợ Tốt

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm