Kinh nghiệm chọn mua iPod cũ

Tham gia từ: 7 years trước

04/03/2015

Việc mua iPod cũ khiến nhiều người cảm thấy “ngại” vì không biết máy có dùng được lâu không khi không có gì đảm bảo phụ kiện của máy còn nguyên tem. Để bạn an tâm chọn cho mình một chiếc iPod cũ nhưng chất lượng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo kiểm tra dưới đây.

iPod cũ giá rẻ nhưng lại thường “ẩn chứa” nhiều nguy cơ như máy bị lỗi, đã hư hỏng một bộ phần nào đó bên trong máy. Nếu không phải dân sành công nghệ hoặc là “dân chuyên nghiệp”, bạn sẽ dễ mua nhầm một chiếc iPod bị lỗi nặng với thời gian sử dụng khá ngắn. Ngoài việc test máy trước khi mua iPod, điều quan trọng đầu tiên là bạn tìm hiểu thật kĩ về thông tin của các loại máy iPod, bạn có thể tham khảo tại chợ tốt TP HCM.

Nếu “dạo quanh” một vòng các trang thông tin công nghệ, diễn đàn,rao vặt thì iPod là một trong các thiết bị công nghệ rất được quan tâm và luôn là đề tài thảo luận không kém phần sôi nổi so với các sản phẩm công nghệ khác.

1. Chọn mua ipod cũ theo nhu cầu sử dụng

Không riêng gì iPod mới, việc chọn mua iPod cũ giá rẻ cũng nên dựa vào nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn có thể tận dụng hết năng suất của máy. Thật ra, giống như laptop, điện thoại di động… iPod cũng được phân loại với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, tùy theo đó mà giá cả cũng sẽ khác nhau. Giá iPod cũ dao động từ 900.000 đồng đến 3.500.000 đồng.

Sử dụng iPod chủ yếu để nghe nhạc: iPod Shuffle có chất lượng âm thanh xuất sắc với nhiều tính năng ấn tượng như Voice Over, audiobook, cho phép bạn chọn các ca khúc ngay trên màn hình cảm ứng, nghĩa là người nghe nhạc sẽ click trực tiếp chứ không cần phải quay trở lại thư viện iTunes. Shuffle thích hợp cho bạn dùng trong trường hợp thường xuyên vận động, di chuyển.

iPod Shuffle nhỏ gọn thích hợp cho người phải thường xuyên di chuyển. Nguồn: http:www.winphoneviet.com.

iPod Shuffle nhỏ gọn thích hợp cho người phải thường xuyên di chuyển. Nguồn: http:www.winphoneviet.com.

Tận dụng tính năng như iPad: kích thước của iPod Nano lớn hơn iPod Shuffle một chút nhưng lại có thêm màn hình và điều khiển như các thiết bị khác như iPhone, iPad… Màn hình 1.5 inch nên độ phân giải màu sắc của màn hình khá tốt, đồng thời bạn cũng có thể kiểm soát chế độ nghe nhạc tuần tự, nghe xáo trộn ngẫu nhiên. Đặc biệt iPod Nano cũng được trang bị thêm tính năng nghe radio nên rất tiện lợi.

Dòng máy nghe nhạc tương tự với kiểu dáng, cấu hình như sử dụng iPhone nhưng lại lược bỏ chức năng nghe gọi, đó chính là iPod tuoch.

iPod touch có nhiều tính năng tiện lợi hơn iPod Shuffle và iPod Nano. Nguồn: http:cdn.macrumors.com.

iPod touch có nhiều tính năng tiện lợi hơn iPod Shuffle và iPod Nano. Nguồn: http:cdn.macrumors.com.

Máy có màn hình cảm ứng 4 inch rất thích hợp dùng trong việc phục vụ giải trí với nhiều tính năng như nghe nhạc, chơi trò chơi, xem clip… thích hợp cho học sinh sinh viên sử dụng máy để tra cứu tài liệu.

2. Những điều lưu ý khi mua iPod cũ

Có 2 phương thức để bạn mua iPod, một là mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng chuyên dụng, hai là mua hàng trực tuyến. Cả hai cách mua hàng đều có những ưu và nhược điểm riêng, nếu bạn quyết định mua hàng trực tuyến thì hãy nên lưu ý đến các trang chuyên bán đồ điện tử cũ. Bởi các trang web này sẽ rất phong phú về các mặt hàng mà giá iPod cũng khá rẻ. Dù là dùng cách thức mua hàng thế nào, việc kiểm tra máy cũng là điều cần thiết để tránh việc mua phải máy không sử dụng được lâu, đã bị lỗi nặng.

Kiểm tra “ngoại thất”:

Nhìn vào vẻ bề ngoài của một chiếc iPod cũ bạn cũng có thể đoán được phần nào máy sử dụng khoảng bao lâu và bên trong máy liệu có còn “lành lặn”. Khi cầm máy nghe nhạc cũ, bạn hãy quan sát kĩ các phần trầy xước trên vỏ máy, màn hình và các khe hở của góc máy có trầy xước hay bị “lỏng lẻo” ở phần thân máy, vỏ máy hay không. Nếu có, chứng tỏ máy đã từng bị va chạm khá nhiều, tốt nhất không nên mua vì nguy cơ máy dễ hư hỏng là rất cao.

Kiểm tra “nội thất”:

Độ sáng màn hình: Bạn nên kiểm tra độ sáng của màn hình có còn tốt không, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách vào phần cài đặt và tìm thanh công cụ của độ sáng. Hoặc bạn cũng có thể nhờ người bán mở giúp nếu bạn chưa thành thạo với dòng máy này.

Màn hình có còn nguyên? Điều này cũng khá dễ nhận biết, bạn chỉ cần quan sát mặt kính dưới màn hình có bị mờ bởi một lớp bụi phủ lên trên không? Nếu có, chứng tỏ máy đã từng qua sửa chữa. Hãy nói không với máy bị lỗi này nhé.

Điểm chết màn hình: Màu sắc hiển thị ở các mục trên màn hình đúng hoặc không đúng màu sắc (màu bị thay đổi, lem màu…), hay trên một tấm ảnh khi bạn xem trên máy mà cảm thấy có những vệt màu bị lem, hay nhiều chấm nhỏ li ti thì cũng nên loại trừ ngay các máy này.

Độ nhảy của cảm ứng: Để tránh mua phải iPod bị lỗi nặng về mặt cảm ứng, ảnh hưởng đến quá trình thao tác, sử dụng. Qúa trình test máy, việc kiểm tra độ nhạy cảm ứng bạn cũng đừng bỏ qua. Bạn hãy giữ và nhấp giữ icon di chuyển chúng qua lại ở toàn màn hình. Thực hiện thao tác thật chậm, nếu bạn phát hiện icon di chuyển gặp phải vấn đề trục trặc ở một điểm nào đó thì ngay đó đã bị liệt cảm ứng.

Home và Power: Có thể nói đây là hai nút chủ chốt để người sử dụng dùng để cài lại máy. Nếu bị liệt một trong hai bạn cũng đừng mua nhé.

Nút home và Power trên iPod touch. Nguồn: upertgee.files.wordpress.com.

Nút home và Power trên iPod touch. Nguồn: upertgee.files.wordpress.com.

Kiểm tra âm thanh: Sử dụng chức năng chính để nghe nhạc, nếu chất lượng âm thanh của iPod có vấn đề thì ngay lúc đó bạn hãy ngừng ngay việc mua bán lại. Do đó, bạn cần kiểm tra loa trong và cả loa ngoài của máy, hãy mở loa ngoài để nghe xem âm thanh của bản nhạc có bị rè hoặc gặp phải tình trạng nào không nhé. Đối với loa trong, bạn có thể sử dụng tai nghe để kiểm tra.

Phần mềm: Riêng với phiên bản iPod touch chạy phần mềm ios bạn có thể kết nối với máy tính để kiểm tra. Vì thao tác cũng khá phức tạp nên tốt nhất bạn cần dành thời gian để tìm hiểu về cách kiểm tra phần mềm, hoặc đi cùng một người bạn hiểu biết về công nghệ để test máy giúp bạn.

Độ chai pin của máy: Sử dụng phần mềm dùng để kiểm tra độ chai pin của iPhone, iPad, iPod touch. Bạn có thể tải phần mềm iBackupBot trên máy tính, sau đó kết nối iPod touch với máy tính. Vào Devices > chọn mục More Information, máy sẽ hiện bảng thông tin dữ liệu gồm có thông tin về pin dùng của iPod touch nhanh chóng.

Phụ kiện: Có 2 phụ kiện đi kèm với iPod là tai nghe và dây cáp. Riêng dây cáp phần kiểm tra khá phức tạp, bạn nên tìm hiểu kĩ về các loại dây cáp dành cho iPod để xác định đây có đúng là hàng chính hãng không. Còn với tai nghe của iPod sẽ không có nút điều chỉnh âm lượng trên dây nghe nên bạn chỉ cần test là dây nghe còn tốt hay không mà thôi.

Hi vọng với bài viết này, bạn đã có thêm kinh nghiệm mua iPod cũ. Bạn có thể tham khảo thêm các máy nghe nhạc MP3 giá rẻ khác để có thêm nhiều lựa chọn phù hợp.

Bài được tổng hợp và viết bởi blog kinh nghiệm Chợ Tốt. Xin vui lòng trích dẫn nguồn nếu có sử dụng thông tin trên.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm