Hướng dẫn cách nuôi thỏ tại nhà đúng kỹ thuật từ A – Z

Tham gia từ: 4 years trước

17/02/2023

Thỏ là loại vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao nên được nhiều người lựa chọn nuôi để tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc nuôi thỏ tại nhà đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và công sức. Cụ thể, bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất về các đặc điểm tiêu hóa, sinh lý, sinh sản,… Hãy theo dõi nội dung dưới đây để được Chợ Tốt hướng dẫn chi tiết từ A – Z.

Hướng dẫn các bước chuẩn bị để nuôi thỏ tại nhà

Mô hình nuôi thỏ tại nhà cần có sự chuẩn bị chu đáo, bao gồm các vấn đề về chuồng, dụng cụ chuẩn bị để nuôi và cách chọn giống thỏ để nuôi.

Chuẩn bị chuồng trước khi nuôi thỏ tại nhà

Nên lựa chọn những vật liệu đơn giản, dễ kiếm và có nguồn gốc thiên nhiên như tre, gỗ, nứa,… để làm chuồng cho thỏ. Nhưng bạn vẫn có thể làm từ các vật liệu khác như sắt, thép,… Khi làm chuồng, bạn cần lên mạng học cách làm chuồng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. 

Một số tiêu chuẩn cơ bản nhất mà một chiếc chuồng thỏ cần có như:

  • Chuồng phải được làm một cách chắc chắn, bền để thỏ có thể hoạt động thoải mái.
  • Kích thước chuồng trại để nuôi thỏ hợp lý nhất là mỗi ô có chiều dài từ 90cm, cao khoảng 45cm và rộng khoảng 60cm.
  • Chuồng thỏ phải có 4 chân và mỗi chân nên cao khoảng 50cm. 
  • Mỗi chuồng có thể làm nhiều ô với kích thước như trên, nhưng mỗi ô chỉ nên nhốt 5 – 6 con thỏ con sau cai sữa; 2 con hậu giống hoặc 1 con thỏ giống sinh sản.
  • Là giống động vật gặm nhấm nên đáy chuồng nuôi thỏ phải có độ nhẵn và phẳng nhất định; Tuy nhiên cũng phải thiết kế có khe hở để phân và nước tiểu lọt xuống dưới, đảm bảo vệ sinh.
  • Vệ sinh chuồng thỏ, đảm bảo không có các vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe.
nuôi thỏ tại nhà
Nuôi thỏ trong nhà có tốt không là thắc mắc của nhiều người.

Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi nuôi thỏ

Những dụng cụ mà bạn cần chuẩn bị đầy đủ trước khi nuôi thỏ bao gồm:

  • Máng thức ăn cho thỏ, gồm 2 loại máng ăn thô và máng ăn tinh
  • Chuẩn bị chậu nước uống, nên lựa chọn những chậu chuyên dụng, được thiết kế đúng kỹ thuật.

Hãy lựa chọn 2 dụng cụ này tại những địa điểm chuyên cung cấp đồ để nuôi thỏ, được làm từ nguyên liệu đặc biệt sao cho: Quá trình ăn uống của thỏ được thuận tiện nhưng chúng cũng không thể làm đổ máng được.

Hướng dẫn cách chọn giống thỏ để nuôi trong nhà

Dù bạn nuôi thỏ với mục đích làm cảnh hay để đem lại hiệu quả kinh tế thì cũng cần phải lựa chọn giống thật tốt. Nên ưu tiên mua giống tại những đơn vị uy tín, quản lý đàn giống tốt và chăm sóc thỏ giống cẩn thận,…

Vậy, bạn nên chọn giống thỏ đáp ứng các tiêu chí như sau:

  • Thỏ phải có sức khoẻ tốt, chạy nhảy linh hoạt
  • Nên ưu tiên lựa chọn những con thỏ có ngoại hình đẹp: lưng phẳng, bắp đùi và phần mông phải đầy đặn và chắc chắn, cơ thăn,…
  • Quan sát kỹ để lựa chọn những con thỏ có mắt tinh, sáng sủa; Phần mũi khô, tai và chân sạch sẽ, không có vẩy cũng là tiêu chí ngoại hình khi chọn giống thỏ.
  • Cuối cùng, bạn có thể dựa vào bộ lông bóng mượt của thỏ để chọn giống. 
  • Đặc biệt, nếu bạn muốn nuôi thỏ đực thì nên chọn những con có đặc điểm như sau: Đầu to, phần ngực nở, chân tay to, chắc khỏe và mập mạp, dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) có kích thước đều nhau, không bị lép.

Hướng dẫn cách nuôi thỏ tại nhà đúng kỹ thuật

Cách nuôi thỏ cảnh tại nhà và cách nuôi thỏ để thịt sẽ có một số điểm khác biệt nhất định nhưng nhìn chung vẫn có điểm tương đồng vì cùng trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn thỏ còn nhỏ và mới cai sữa, khoảng từ 30 – 70 ngày tuổi.
  • Giai đoạn thỏ nhỡ cần tập trung nuôi tốt để có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Giai đoạn nuôi vỗ béo (đối với thỏ nuôi để thịt) hoặc nuôi duy trì cho lông đẹp, mượt (là cách nuôi thỏ trắng trong nhà để làm cảnh).
nuôi thỏ tại nhà
Tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà sẽ có kỹ thuật nuôi thỏ tại nhà khác nhau.

Cụ thể, bạn cần nắm kỹ những vấn đề dưới đây:

  • Giai đoạn 1: Khi thỏ mới cai sữa và còn nhỏ.

Ở giai đoạn này thỏ còn yếu nên cần được chăm sóc cẩn thận, chuẩn bị thức ăn tinh với đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể nuôi chung từ 5 – 6 con thỏ với nhau trong 1 ô.

  • Giai đoạn 2: Thỏ nhỡ và đang bắt đầu phát triển hoàn thiện.

Thỏ ở giai đoạn này thường đã đạt từ 70 đến 90 ngày tuổi và đang cần được chăm sóc, nuôi dưỡng kỹ để trưởng thành. Lúc này bạn cần cung cấp cho những chú thỏ của mình thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng, từ vitamin, protein, chất xơ,…

Một lưu ý quan trọng đó là ở giai đoạn này, thỏ vẫn chưa ăn được các loại thức ăn giàu tinh bột, tích mỡ như cơm, gạo, cám, ngô,… Vì vậy bạn không nên cho chúng ăn những loại thức ăn này để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển tốt nhất.

  • Giai đoạn 3: Khi đã trưởng thành và cần nuôi vỗ béo để chuẩn bị xuất chuồng

Giai đoạn này sẽ bắt đầu khi thỏ được từ 90 – 120 ngày tuổi, nếu nuôi tốt, chỉ cần khoảng 20 ngày là thỏ đã đủ số kg để xuất chuồng có giá cao.

  • Nếu nuôi để bán lấy thịt thì bạn nên tập trung cho thỏ ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với trọng lượng từ 60 – 100gr/con/ngày.
  • Nếu bạn nuôi thỏ tại nhà để làm cảnh thì nên cân bằng dinh dưỡng, trong đó bổ sung các loại thức ăn thô xanh, khoảng 400gr/con/ngày để thỏ có bộ lông bóng mượt.

Hướng dẫn cách chăm sóc thỏ phát triển khỏe mạnh

Trong quá trình nuôi thỏ, vật nuôi cần được chăm sóc kỹ để không bị bệnh, chết,… Trong đó quan trọng nhất là 2 vấn đề như sau:

Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho thỏ

Là động vật ăn cỏ nên thức ăn chính của những chú vật nuôi này là các loại rau củ như lá ngô, cà rốt, su hào, lá đu đủ, lá chuối, cỏ voi, bắp cải,… Thỏ rất thích những loại thức ăn thô này nên bạn cần bổ sung và thay đổi đa dạng.

Tuy chúng rất dễ ăn nhưng bạn nên chú ý khi lựa chọn thức ăn như sau:

  • Nên hái thức ăn từ những nguồn sạch sẽ, không có thuốc độc hại. 
  • Không hái thức ăn cho thỏ ở những nơi chăn thả gia súc, gia cầm vì có thể sẽ bị lây bệnh từ những loại động vật khác; Ngoài ra cũng không nên hái thức ăn cho thỏ ở những nơi đọng nước vì đây có thể là nguy cơ khiến thỏ mắc các bệnh giun sán. 
  • Khi thức ăn đã bị mốc, bị lên men,… thì không được cho thỏ ăn vì sẽ khiến vật nuôi bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến sự phát triển.
  • Sau khi thức ăn đã được hái về cần được rải ra hoặc làm giàn phơi ráo nước rồi mới cho thỏ ăn để đảm bảo vệ sinh nhất.
nuôi thỏ tại nhà
Cần lựa chọn kỹ thức ăn cho thỏ để vật nuôi không bị các bệnh về tiêu hóa.

Chủ động phòng ngừa các bệnh thường gặp khi nuôi thỏ tại nhà

Là loài động vật hiền lành, mặc dù có giá thành cao nhưng dễ mắc bệnh, vì vậy bạn cần chủ động phòng bệnh cho vật nuôi. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở loại đồng vật này:

  • Bệnh bên ngoài: ghẻ, tụ cầu trùng, nấm,…
  • Bệnh tiêu hóa: chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…
  • Các bệnh do chấn thương,…

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Chợ Tốt liên quan đến kỹ thuật nuôi thỏ tại nhà. Hi vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách nuôi và chăm sóc cho vật nuôi của mình thật tốt.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm