4 cách khắc phục nhanh laptop bị giật màn hình

Tham gia từ: 4 years trước

24/11/2022

Laptop bị giật màn hình là một lỗi thường gặp trên máy tính xách tay qua nhiều năm sử dụng. Khi gặp phải trường hợp này, bạn có thể thực hiện một số cách khắc phục đơn giản tại nhà trước khi mang đến cửa hàng sửa chữa hoặc bảo trì. Chợ Tốt sẽ hướng dẫn bạn sửa chữa chiếc laptop của mình ngay sau đây.

Nguyên nhân vì sao laptop bị giật màn hình?

Laptop bị giật màn hình
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng laptop bị giật màn hình

Tình trạng lỗi laptop bị giật màn hình có thể đến từ 2 nguyên nhân từ phần cứng và phần mềm. Trong lỗi phần mềm, có thể máy đã bị xung đột phần mềm, hỏng driver, sai tần số quét,… Và đối với lỗi phần cứng sẽ đến từ 2 nguyên nhân chính ở màn hình và bộ phận xử lý đồ họa. Trong đó, hầu hết các trường hợp lỗi xảy ra đều đến từ các vấn đề về phần cứng.

Màn hình giật do lỗi về phần mềm

Xung đột phần mềm: Laptop của bạn có thể đã cài đặt phải chương trình điều khiển màn hình bị lỗi, bị virus điều khiển,… Đây có thể là một ứng dụng hoặc một extension trên trình duyệt web.

Do cài đặt sai thông số màn hình: Mỗi chiếc màn hình laptop đều có một độ phân giải và tần số quét khác nhau. Từ việc người dùng cố ý chỉnh sửa sâu vào phần thiết đặt bằng phần mềm hỗ trợ có thể gây những sai lệch trong hoạt động, cụ thể là gây laptop bị lag màn hình hoặc giật liên tục.

Do driver không hoạt động: Màn hình laptop và bộ xử lý đồ họa cũng cần 1 bộ driver để điều khiển toàn bộ hoạt động và hiển thị. Không cài đặt driver hoặc driver bị hỏng có thể sẽ gây nên tình trạng giật lag màn hình.

Màn hình giật do lỗi về phần cứng

Do bộ xử lý đồ họa (card đồ họa) bị lỗi: Bộ phận xử lý đồ họa của laptop (onboard hoặc VGA) sẽ đảm nhiệm vai trò xuất hình ảnh ra màn hình sau khi đã thông qua xử lý. Nếu laptop gặp phải những vấn đề về hiển thị hình ảnh, đây chính là lý do đầu tiên mà mọi người có thể nghĩ đến.

Màn hình bị hư: Màn hình bị hư hỏng cũng là một trong nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng laptop bị giật màn hình. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể bảo trì hoặc sửa chữa tại cửa hàng.

Bộ phận kết nối bị lỏng: Bộ phận kết nối giữa card đồ họa và màn hình bị lỏng, bụi bẩn hoặc hư hỏng sẽ làm giảm chất lượng hiển thị của màn hình hoặc thậm chí là hư hẳn.

Laptop bị bám nhiều bụi bẩn hoặc quá nóng: Bụi bẩn là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều tình trạng lỗi trên laptop khác nhau, trong đó có laptop bị giật màn hình. Ngoài ra, laptop hoạt động quá mức nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phần màn hình.

4 cách khắc phục tình trạng laptop bị giật màn hình

Laptop bị giật màn hình
Những cách khắc phục tình trạng laptop bị giật màn hình đơn giản

Mọi người có thể thử một số cách khắc phục tình trạng laptop bị giật màn hình tại nhà sau đây trước khi tìm đến một cửa hàng sửa chữa để can thiệp phần cứng.

Cài đặt lại thông số của màn hình

Đối với tần số quét (Refresh rate) và độ phân giải màn hình (Screen resolution), mọi người có thể làm theo các bước sau:

  • Tại màn hình Desktop, bạn chuột phải vào vùng trống sau đó chọn Display settings.
  • Tại bảng vừa mở, bạn chọn Display resolution chính xác theo độ phân giải tương thích của màn hình. Nếu chưa biết độ phân giải của màn hình là bao nhiêu thì bạn hãy chọn vào dòng có chữ “(Recommended)”.
  • Cũng tại bảng này, bạn hãy tiếp tục chọn vào Advanced settings, chọn bảng Monitor và chọn Refresh rate phù hợp với màn hình theo khuyến cáo của hãng sản xuất.

Lưu ý: Mỗi loại màn hình sẽ có một thông số hỗ trợ riêng. Để xem thêm thông tin này, bạn có thể tham khảo tại website của hãng hoặc vỏ hộp.

Lưu ý 2: Nếu chưa biết thông số của màn hình là bao nhiêu thì bạn chỉ cần lựa chọn tùy ý và thay đổi để kiểm tra. Độ phân giải màn hình thường gặp ở laptop là 1024×768, 1280×720, 1366×768, 1920×1080, 2560×1440, 3840×2160 và một số biến thể khác (bao gồm HD+, FHD+ và 2K+). Tần số quét sử dụng phổ biến nhất hiện nay là 50Hz, 60Hz và 144Hz.

Thiết đặt lại driver của card màn hình

Xác định tên của card màn hình mà mình đang sử dụng bằng cách: 

  • Chuột phải vào thư mục My computer chọn Manage.
  • Bảng Computer management hiện lên, tại thanh thư mục bên trái tiếp tục chọn vào Device Manager.
  • Bảng bên phải hiện ra, bạn chọn tiếp vào Display adapters.

Tại đây, bộ phận đang đảm nhiệm vai trò xử lý đồ họa sẽ hiện ra. Đối với đại đa số các loại máy tính xách tay trên thị trường, 3 loại card đồ họa phổ biến đó là AMD Radeon, NVidia Geforce và Intel HD Graphics. Bạn tiến hành cài lại driver bằng cách sau:

  • Chuột phải vào thiết bị xử lý đồ họa được hiện ra và chọn Properties.
  • Tại bảng hiện ra, bạn chọn vào mục Driver và chọn tiếp vào Update Driver.
  • Tại bảng mới, bạn lựa chọn vào Search automatically for drivers để thực hiện tự động và lựa chọn vào Browse my computer for drivers để lựa chọn phiên bản mà mình mong muốn (khuyến cáo bạn chỉ nên tải tại trang chủ hãng).

Dừng hoạt động hoặc xóa những ứng dụng xung đột

Một số ứng dụng chia sẻ màn hình có thể sẽ gây xung đột hiển thị nếu xảy ra lỗi như Chrome Remote Desktop, Teamviewer, Ultraviewer,… Bạn có thể tắt và xóa những ứng dụng này tại:

  • Chuột phải vào thanh taskbar (hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc) và chọn Task manager. Tại bảng Process, bạn tìm kiếm những ứng dụng này và tắt đi.
  • Để xóa toàn bộ những ứng dụng này, bạn hãy vào phần Settings và chọn Apps. Bảng Apps & features hiện lên, bạn chọn những ứng dụng này và xóa đi.

Mang đi bảo trì hoặc sửa chữa tại cửa hàng

Không giống như máy tính để bàn, laptop có phần màn hình liền thân máy và toàn bộ đều nguyên khối. Vì thế, việc sửa chữa phần cứng liên quan đến màn hình và VGA của laptop đòi hỏi người sử dụng phải có am hiểu về kỹ thuật cũng như những dụng cụ chuyên dụng. Để an toàn nhất, bạn hãy nên mang chiếc laptop bị nháy màn hình đến bảo trì và sửa chữa tại cửa hàng, nơi có những kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Một số cách phòng tránh laptop bị chớp giật màn hình

Laptop bị giật màn hình
Một số cách để phòng tránh tình trạng laptop bị giật màn hình

Để đề phòng lỗi laptop bị chớp màn hình, bạn hãy lưu ý một số điều như sau:

  • Sử dụng laptop một cách cẩn thận, tránh va đập, tránh ẩm nước hoặc nhiệt độ nóng quá mức.
  • Không nên chỉnh sửa quá sâu vào phần cài đặt của màn hình như thay đổi tần số quét và thay đổi độ phân giải màn hình không phù hợp.
  • Mua bán laptop cũ nên xem xét cẩn thận phần màn hình và kiểm tra về khả năng hiển thị cũng như độ sáng tương thích.
  • Để sử dụng những phần mềm chia sẻ màn hình, bạn nên tải ứng dụng ở những website chính chủ để tránh gặp phải lỗi hoặc bị tấn công do virus.
  • Vệ sinh laptop thường xuyên, ít nhất là một lần trong mỗi 6 tháng. Nhiều bụi bẩn tích tụ cũng có thể gây nên tình trạng hư hỏng phần cứng máy tính, đặc biệt là phần màn hình.
  • Người dùng cũng nên cập nhật phần mềm thường xuyên để tránh gặp phải những lỗi xung đột phần mềm, driver lỗi thời hoặc không hoạt động được.
  • Khi gặp những lỗi khác về màn hình như bị mờ, bị sọc, chết điểm ảnh,… người dùng cũng nên ngay lập tức bảo trì và sửa chữa trước khi tình trạng trở nên nặng hơn.
12.490.000 đ
2 phút trước Quận Thanh Xuân
10.500.000 đ
17 phút trước Quận Cầu Giấy
12.490.000 đ
35 phút trước Quận Thanh Xuân
700.000 đ
44 phút trước Quận Hà Đông
4.800.000 đ
53 phút trước Quận Cầu Giấy

Tình trạng laptop bị giật màn hình thường hay gặp ở những chiếc máy tính xách tay đã sử dụng nhiều năm. Chợ Tốt hi vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn đã có thể xử lý thành công tình trạng này và có thể tiếp tục sử dụng một cách bình thường.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm